Xuống biển rồi lại lên rừng
Đôi ta gắn bó xin đừng có xa
Xa nhau thảm lắm anh nờ
Đêm năm canh lận đận lờ đờ cả năm
Xa nhau thảm lắm anh ơi
Đêm nằm nửa chiếu, lệ rơi nửa hàng
Bài đóng góp:
-
-
Chơi chi những kẻ có chồng
Chơi chi những kẻ có chồng
Tát nước ruộng cạn tốn công cày bừa
Lênh đênh bè gỗ, bè dừa
Quần nâu áo vải đâu vừa thì chơi -
Mít vàng, cam đỏ
Mít vàng, cam đỏ
Hồng chín, quít xanh
Bốn anh đều lành
Thích ăn quả gì?
Quít bé con con
Cam tròn ung ủng
Mít bằng cái thúng
Hồng đỏ hồng ngâm
Thích ăn quả gì? -
Xa nhau lắm lắm mình ơi
Xa nhau lắm lắm mình ơi
Có gần thì sẽ sang chơi vài ngày -
Xa nhau tính đã đôi năm
Xa nhau tính đã đôi năm
Bởi thương người nghĩa gan bầm, ruột đau -
Xa xôi chịu chữ vô tình
-
Me đừng mần đĩ
-
Xanh xanh dây mướp leo vào
Xanh xanh dây mướp leo vào
Đôi ta mới gặp, biết chào sao đây? -
Xáp chàng giữa hội đò đưa
Xáp chàng giữa hội đò đưa
Đã bao lần xáp mà chưa dám chào -
Xáp anh em cũng muốn vào
Xáp anh em cũng muốn vào
Sợ rằng môi hở, gió vào lạnh răng -
Yêu nhau xé lụa may quần
Yêu nhau xé lụa may quần
Ghét nhau kể nợ, kể nần nhau ra -
Ai ơi cứ ở cho lành
Ai ơi cứ ở cho lành
Tu nhân tích đức để dành về sau -
Nhát như cheo
-
Me hành me hẹ
-
Xê ra khỏi bóng cho xem
Xê ra khỏi bóng cho xem
Phải duyên phải nợ dắt đêm về nhà -
Xe duyên thì chớ xe lơi
-
Xin lửa ông táo, đốt đầu ông sư
-
Bình dân học vụ anh không chịu tham gia
-
Bao giờ cạn nước Đồng Nai
-
Ai về Đồng Tháp mà xem
Chú thích
-
- Nờ
- Này (phương ngữ miền Trung)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Me
- Mẹ (từ địa phương).
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Cheo cheo
- Gọi tắt là cheo, một loài thú giống hoẵng và hươu nhưng nhỏ hơn nhiều, toàn thân phủ lông màu nâu đỏ, vùng ngực và dưới bụng có ba vệt lông trắng song song với thân, lông mịn, ngắn và bóng mượt.
-
- Me
- Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Cà độc dược
- Một loại cà có độc tính cao, dùng làm một vị thuốc Đông y, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức... Tuy nhiên, dùng cà độc dược quá liều lượng có thể gây hiện tượng ngộ độc, hôn mê, thậm chí tử vong.
-
- Săn
- (Sợi xe) được xoắn chặt vào nhau.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Bình dân học vụ
- Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang
Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Sông Đồng Nai
- Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.