Xung quanh những họ cùng hàng
Coi nhau như ngọc, như vàng mới nên
Bài đóng góp:
-
-
Xúc tro đổi cốm kiếm lời
-
Xuồng ai đi trước giọt nước chảy ròng ròng
-
Xua chim về rừng, xua cá ra sông
Xua chim về rừng
Xua cá ra sông -
Xông xáo như cáo vào chuồng gà
Xông xáo như cáo vào chuồng gà
-
Xa sông xách nước bằng chình
-
Trên đê Cố Ngự, nhớ chữ đồng tâm
-
Trên có ông xanh cao rộng
-
Trời đất hương hoa người ta cơm rượu
Trời đất hương hoa
Người ta cơm rượu -
Trẻ vui nhà già vui chùa
Trẻ vui nhà, già vui chùa
-
Trên cao đã có thánh tri
-
Hàng ta ta bận cũng tươi
Hàng ta, ta bận cũng tươi
Ham chi hàng ngoại, kẻ cười người chê -
Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt
-
Trâu kia đứng ngóng đầu làng
Trâu kia đứng ngóng đầu làng
Ai kia đứng ngóng lang thang bước vào -
Voi không nài như trai không vợ
-
Vóc bồ liễu e dè gió bụi
-
Bốn bề thành lũy thấp cao
-
Vị ông thần, nể cây đa
Vị ông thần, nể cây đa
-
Xin em đừng giận đừng hờn
-
Xin đừng ghẹo gái có chồng
Xin đừng ghẹo gái có chồng
Cũng đừng phá hoại vợ chồng người ta
Chú thích
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Chình
- Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Cổ Ngư
- Tên một con đê ngăn giữa hồ Trúc Bạch và hồ Tây, được cho là đắp hồi đầu thế kỉ 17 để tiện việc đánh bắt cá. Ban đầu đê được gọi là Cố Ngự (nghĩa là "giữ cho vững"), sau đọc trại thành Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Yên Phụ
- Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
-
- Yên Quang
- Tên làng nay là khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh, Hà Nội, nằm về phía nam hồ Trúc Bạch.
-
- Ông xanh
- Ông trời. Cũng nói cao xanh.
-
- Thánh tri
- Thánh biết.
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)
-
- Bạch thiệt
- Lưỡi trắng (chữ Hán).
-
- Nài
- Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.
-
- Bồ liễu
- Cây thủy dương. Nghĩa bóng chỉ thể chất yếu ớt, người phụ nữ (theo Hán Việt tự điển - Đào Duy Anh).
Thưa rằng: quân tử phó công
Xin thương bồ liễu chữ tòng ngây thơ
(Lục Vân Tiên)
-
- Chương Đài
- Tên một con đường ở thành Trường An (Trung Quốc) thời Đường, nơi có nhiều lầu xanh. Nhà thơ Hàn Hoằng cưới một kĩ nữ họ Liễu làm vợ, nhà ở đường Chương Đài. Hàn Hoằng đi Thanh Châu nhậm chức, ba năm không về được, chỉ gửi cho vợ bài thơ: "Chương Đài liễu, Chương Đài liễu, tích nhật thanh thanh kim tại phủ? Túng sử trường điều y cựu thùy, dã ưng phan chiết tha nhân thủ." (Liễu Chương Đài, Liễu Chương Đài, ngày trước xanh xanh giờ ở đâu? Dẫu rằng cành dài rủ như xưa, cũng tay người khác vin bẻ rồi). Liễu thị cũng làm thơ đáp lại. Về sau, Liễu thị bị tướng Phiên là Sa Tra Lợi bắt làm thiếp. Một tráng sĩ là Hứa Tuấn dùng bài thơ cũ của Hàn Hoằng làm tin, liên lạc với Liễu thị, rồi lập mưu cứu nàng đưa về sum họp với Hàn Hoằng.
Cụm khách Chương Đài dùng để chỉ người yêu, và liễu Chương Đài chỉ sự xa cách của hai người đang yêu.
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
(Truyện Kiều)
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Binh nhung
- Binh 兵 (binh lính) và nhung 戎 (vũ khí, binh lính). Chỉ binh khí, quân đội, hoặc hiểu rộng ra là việc quân.
-
- Chơn
- Chân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).