Gan khô ruột héo như dưa
Chàng đà bạc nghĩa, thiếp chưa dứt tình
Bài đóng góp:
-
-
Nguyện cùng dưới nước, trên trăng
Nguyện cùng dưới nước, trên trăng
Một trăm chốn cũ không bằng chỗ xưa -
Sừng sững mà đứng giữa trời
-
Trẻ được manh áo, già được bát canh
Trẻ được manh áo
Già được bát canhDị bản
Già được bát canh
Trẻ manh áo mới
-
Thương nhau cắt tóc mà thề
Thương nhau cắt tóc mà thề
Khó nghèo cũng chịu, chớ hề bỏ nhau -
Thương nhau chẳng luận sang hèn
Thương nhau chẳng luận sang hèn
Nghĩa nhân mới trọng, bạc tiền đâu hơn -
Anh về đón khách đò đưa
-
Ước gì đào được tới tiên
Ước gì đào được tới tiên
Ước gì đầu ấy gối liền tay ta
Ước gì nụ nở nên hoa
Để ta đi lại một nhà vui chung -
Mấy ai là kẻ không thầy
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên -
Tre khóc măng
Tre khóc măng
-
Thầy làng không sang cũng trọng
-
Không tham cống nỏ tham nghè
-
Gái hư ông sư cũng ghẹo
Gái hư ông sư cũng ghẹo
-
Không ưa Cống gả cho Nghè
Không ưa Cống, gả cho Nghè
Sao con bạc ác lấy dè thầy tu -
Sự đời phải nghĩ mà răn
Sự đời phải nghĩ mà răn
Phải nuốt lời bạn, phải ăn lời thầy
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy bạn thì mày mới nên -
Chăm chăm chỉ biết véo người
-
Thương nhau hẹn lại năm sau
Thương nhau hẹn lại năm sau
Cho trầu ra lộc, cho cau trổ buồng -
Thương nhau không được ngỏ lời
Thương nhau không được ngỏ lời
Nước trôi thăm thẳm biết đời nào nên -
Trăng kia ai gọt nên tròn
Trăng kia ai gọt nên tròn
Nước kia ai gánh giẫm mòn bờ sông? -
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Chú thích
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Véo
- Cấu, nhéo (phương ngữ Bắc Bộ).