Phan An

Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.

Bài đóng góp:

Chú thích

  1. Có bản chép: Mẹ cha.
  2. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  3. Ở vậy
    Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
  4. Ngày xưa nhà thường lợp bằng tranh, rơm rạ, chỉ có những nhà khá giả mới được lợp ngói. "Nhà ngói ba tòa" tức là nhà rất giàu.
  5. Phải
    Gặp phải, đụng phải (những việc xấu, xui xẻo).
  6. Rái
    Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
  7. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  8. Có bản chép: bên.
  9. Bà cô bên chồng
    Em gái của chồng.
  10. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  11. Nhọn mồm
    Ác mồm ác miệng.
  12. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  13. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  14. Tô tượng
    Một bước quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta, bao gồm việc sơn son thếp vàng, thể hiện nét mặt, tinh chỉnh các đường nét và các khối bề mặt của một bức tượng, thường là tượng gỗ hoặc tượng đất, làm sao cho bức tượng sống động, có tinh thần.

    Tượng Kim Cương ở chùa Mía, làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

    Tượng Kim Cương ở chùa Mía, làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

  15. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  16. Có bản chép: nghe
  17. Lợn hạch
    Lợn đực nuôi để lấy giống, còn gọi là lợn dái, lợn nọc.
  18. Đách
    Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
  19. Lợn lang
    Lợn trên mình có những đốm đen-trắng. Miền Nam gọi giống lợn này là heo bông.
  20. Lợn sề
    Cũng hay được viết nhầm thành lợn xề, chỉ lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Từ nái sề cũng thường được dùng để chỉ người phụ nữ nhiều con một cách trào phúng.