Thà làm bé của ông lớn còn hơn làm lớn của ông bé
Phan An
Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.
Bài đóng góp:
-
-
Nhất cao là núi Tản Viên
Dị bản
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất thanh, nhất lịch là tiên trên đờiNhất cao là núi Tản Viên
Bình yên vạn sự là tiên trên đời
-
Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùiDị bản
Vợ mọn như chổi chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi mụ hàng xóm: Có chùi chân thì chùi
-
Sông Thao nước đục người đen
-
Bao giờ Mang hiện đến ngày
-
Đói thì ăn ráy ăn khoai
-
Mồng tám tháng tư không mưa
-
Tháng tám trời thổi gió nồm
-
Tua rua đi rắc mạ mùa
-
Tháng mười coi cái sao Tua
Tháng mười coi cái sao Tua
Khi nằm, khi dậy làm mùa mới nên -
Đi cày mà muốn được mùa
Đi cày mà muốn được mùa
Thì con phải lấy sao Tua làm chừng -
Đêm âm u trăng sao không tỏ
Đêm âm u trăng sao không tỏ
Ấy là điềm mưa gió tới nơi
Đêm nào sao sáng rực trời
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày
Những ai chăm lo cấy cày
Điềm trời coi đó, liệu xoay việc làmDị bản
-
Chiều hôm mây kéo bối bừa
-
Tay cầm con dao
Tay cầm con dao
Làm sao cho sắc
Để mà dễ cắt
Để mà dễ chặt
Chặt lấy củi cành
Chạy lên rừng xanh
Chạy quanh sườn núi
Một mình thui thủi
Chặt cây, chặt củi
Tìm chốn ta ngồi
Đỗi mát thảnh thơi
Kìa một đàn chim
Ở đâu bay đến
Ở đâu bay lại
Con đang cắn trái
Con đang tha mồi
Qua lối nọ nó ăn
Cái con hươu kia
Mày đang ăn lộc
Lộc vả, lộc sung
Mày trông thấy tớ
Mày đừng có sợ
Tớ không đuổi mày
Mày quay đi mất -
Việt Nam độc lập thế nào?
-
Tre già làm cọc bờ rào
Tre già làm cọc bờ rào
Tre non làm lạt buộc vào cọc tre
Tre già thấy sự khó nghe
Mắng rằng: Mày định trói què tao ư?
Con nhà vô phúc thế ru!
Đẻ ra cho lắm, con hư cũng sầu.
Tre non nghe nói cúi đầu
Sụt sùi kể lại mấy câu sau này:
Thưa cha sự trói cha đây
Thực tình chẳng phải tự tay con nào
Chẳng qua người cậy có dao
Chẻ con làm lạt buộc vào cổ cha
Người làm ta lại buộc ta
Để ta gìn giữ cửa nhà họ yên. -
Kệ Sơn, Phượng Lĩnh đôi hàng
-
Nhớ ai nhớ mãi nhớ hoài
-
Sông Lam một ngọn nông sờ
-
Vườn ai trồng trúc trồng tre
Chú thích
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Vũng Thủy Tiên, cửa Vường
- Ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Luộc và sông Hồng, nay gọi là ngã ba Phương Trà.
-
- Câu Mang
- Còn có tên là thần Câu Long, vị thần mùa xuân trong văn hóa Trung Hoa. Ở nước ta, từ đời vua Lý Thánh Tông trở về sau cũng có tục thờ thần Câu Mang. Vào thời nhà Nguyễn, hằng năm, triều đình và nhân dân có tục rước thần Câu Mang tượng trưng bằng đứa trẻ chăn trâu đứng cạnh con trâu. Năm nào được mùa thì đứa trẻ đi bằng cả hai chiếc giày, năm nào mất mùa thì chỉ đi một chiếc giày. Các triều vua Nguyễn đều tổ chức tế và rước con trâu và Mang thần bằng đất. Tuy nhiên, từ triều vua Khải Định trở về sau con trâu và đứa trẻ chỉ vẽ vào vải để tế và rước.
-
- Ráy
- Loài cây mọc ở bụi bờ ẩm thấp, thân mềm hình bẹ, lá hình tim, thân ngầm hình củ. Củ ráy có vỏ màu vàng nâu. Tài liệu cổ coi củ ráy là vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Tiểu thử
- Tiểu thử (tiếng Hán: 小暑) là một trong 24 tiết khí của của lịch cổ đại sử dụng tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 7 dương lịch và kết thúc vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng 7 dương lịch. Tiết khí đứng ngay trước tiểu thử là hạ chí và tiết khí kế tiếp sau là đại thử. Tiểu thử nghĩa đen là nóng nhẹ.
-
- Lập đông
- Nghĩa đen là "bắt đầu mùa đông," một trong 24 tiết khí của của các lịch cổ đại tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 11 dương lịch và kết thúc vào khoàng ngày 22 hay 23 tháng 11 dương lịch. Tiết khí đứng ngay trước Lập đông là Sương giáng và tiết khí kế tiếp sau là Tiểu tuyết.
-
- Trời tang
- Trời u ám.
-
- Bối bừa
- Mây trên trời kết lại trông như những vết bừa trên ruộng.
-
- Tê tê
- Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.
-
- Lộc
- Chồi lá non của cây. Vì chữ này đồng âm với "lộc" trong "phước lộc," "tài lộc," nghĩa là những điều tốt lành do trời ban cho, nên ở nước ta có phong tục hái lộc đầu năm để cầu may mắn, hạnh phúc cả năm.
-
- Vả
- Cây cùng họ với sung, lá to, quả (thực ra là hoa) lớn hơn quả sung, ăn được.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Bài ca dao này ra đời vào khoảng những năm 1940, khi quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ với sự đồng ý của chính phủ Pháp, khi ấy đã đầu hàng Đức Quốc Xã. Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra trên toàn miền Bắc làm ước tính 2 triệu người chết. Đây là tiền đề cho cuộc cách mạng tháng Tám 1945.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Kệ Sơn
- Tên một ngọn núi nay thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
-
- Phượng Lĩnh
- Tên một làng nay thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng là tên ngọn núi tiếp giáp với làng này.
-
- Đây là lời một nghĩa quân thương tiếc ông Thái Vĩnh Chinh, quê làng Hữu Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông cùng với nhóm văn thân trong vùng tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp, được vua Hàm Nghi phong làm Lãnh binh. Ông lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ ở địa phương làm tiêu hao nhiều lực lượng địch. Một thời gian sau, ông bị đám quân tay sai bao vây ở chiến khu. Nghĩa quân từ đó tan rã dần, nhưng ông vẫn chiến đấu đến cùng và hy sinh năm Ất Mùi (1895), hưởng dương 50 tuổi.
-
- Tráng sĩ
- Người đàn ông có sức lực cường tráng và chí khí mạnh mẽ.
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
(Dịch thủy ca - Kinh Kha)Dịch thơ:
Gió hiu hiu chừ sông Dịch lạnh ghê
Tráng sĩ một đi chừ không bao giờ về
-
- Bài ca dao này tưởng nhớ Cao Thắng, một vị tướng xuất sắc, trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê thuộc phong trào Cần Vương.
-
- Nông sờ
- Rất cạn, cạn nhìn thấy đáy.
Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.
(Truyện Kiều)
-
- Bài ca dao này là niềm tiếc thương của nhân dân với nhà yêu nước Phan Đình Phùng.
-
- Anh hào
- Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
(Truyện Kiều)
-
- Phan Đình Phùng
- Nhà thơ, nhà yêu nước, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) thuộc phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ 19. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học, sau thi đỗ rồi ra làm quan. Từ năm 1885 đến 1896, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, lãnh đạo nghĩa quân đánh Pháp nhiều trận. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1895, ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao tranh ác liệt. Nguyễn Thân đã cho quật mồ ông ở chân núi Quạt, đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La.
-
- Đông Thái
- Tên một làng thuộc huyện La Sơn, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của nhà yêu nước Phan Đình Phùng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê thuộc phong trào Cần Vương.