Tiện đây xơi một miếng trầu
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào
Phan An
Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.
Bài đóng góp:
-
-
Tiếng ai tha thiết bên giang
-
Tiếc cái vòng vàng đeo cho con vượn hót
Tiếc cái vòng vàng đeo cho con vượn hót
Tiếc cái kính sáng đeo cho người mù
Tiếc công em trang điểm mấy thu
Bưng trầu ra ngoài bãi bạn chối từ không ăn -
Thoạt tiên giải chiếu ra ngồi
-
Cây khô không có lộc, người độc không có con
Dị bản
Cây độc không trái
Gái độc không con
-
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
-
Thuyền dời nhưng bến chẳng dời
Thuyền dời nhưng bến chẳng dời
Bán buôn là nghĩa muôn đời cùng nhau. -
Vô duyên, ghét kẻ có duyên
Vô duyên ghét kẻ có duyên
Không tiền ghét kẻ có tiền cầm tay -
Xin trời đừng nắng chớ mưa
Xin trời đừng nắng chớ mưa,
Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi. -
Xưa kia, em cũng lượt là
Xưa kia em cũng lượt là
Bây giờ áo rách hóa ra thân tàn -
Nhác trông lên mái tam quan
Nhác trông lên mái tam quan
Thấy người lịch sự khôn ngoan có tài
Cho nên em chả lấy ai
Dốc lòng chờ đợi một hai lấy mìnhDị bản
Nhác trông nhà ngói năm gian
Thấy chàng lịch sự khôn ngoan có tài
Cho nên em chẳng lấy ai
Em quyết chờ đợi một vài ba đông.
-
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Thấy em lịch sự lòng anh cũng mừng
Đêm trăng sáng chỉ có chừng
Đôi ta đã gặp thì đừng xa nhau -
Nước sông còn đỏ như vang
-
Mê anh chẳng bởi túi tiền
Mê anh chẳng bởi túi tiền
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng -
Rau răm ngắt ngọn còn tươi
-
Chân đen mình trắng
-
Ông già Khốt-ta-bít
-
A bê xê là xề bánh đúc
Dị bản
A bê xê lợn xề bánh đúc
U xê úc là cục mắm tôm
Ô i ôi là tôi hết tiền
-
Áo vàng là nàng công chúa
Áo vàng là nàng công chúa
Áo đỏ chứng tỏ nhà quê
Áo xanh canh chuồng xí
Áo trắng hay mắng người yêu
Áo hồng lấy chồng bộ đội -
Bật đèn xanh, bật đèn đỏ
Chú thích
-
- Giang
- Sông lớn (từ Hán Việt).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Tô mộc
- Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Ông già Khốt-ta-bít
- Một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Ông già Khottabych của nhà văn Liên Xô Lazar Lagin. Ông là một vị thần hùng mạnh trong Nghìn lẻ một đêm, bị nhốt trong một cái bình gốm dưới đáy sông Matx-cơ-va, được cậu bé Volka giải thoát nên nguyện đi theo làm mọi điều cậu yêu cầu. Tuy nhiên, do sự khác biệt quá lớn giữa xã hội Xô Viết hiện đại và thế giới cổ tích Ba Tư ông từng sống, những suy nghĩ và việc làm của ông đều có vẻ ngớ ngẩn, lẩm cẩm và bảo thủ.
Ở nước ta, tác phẩm Ông già Khottabych đã được dịch, xuất bản và tái bản nhiều lần. Nhân vật Ông già Khốt-ta-bít trở thành quen thuộc, đến độ người miền Bắc thường gọi những người già lẩm cẩm và bảo thủ là "cụ Khốt."
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Mắm tôm
- Một loại mắm ở miền Bắc, được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi (một loại tôm nhỏ) và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc rất đặc trưng. Mắm tôm thường có ba dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Trước khi sử dụng, mắm tôm thường được pha với chanh và ớt.
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.