Nói có sách, mách có chứng
Lê Tư
Hiện đang làm việc và sinh sống tại TP Vũng Tàu.
Học chuyên ngành kinh tế và đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng rất thích tìm hiểu những câu chuyện về văn hóa và lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới.
Đặc biệt yêu thích Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.
Bài đóng góp:
-
-
Nòi nào giống nấy
Nòi nào giống nấy
-
Lời nói đọi máu
-
Môi hở răng lạnh
Môi hở răng lạnh
-
Nhịn miệng đãi khách
Nhịn miệng đãi khách
-
Cửa nhà có nắp có ngăn
Cửa nhà có nắp có ngăn
Việc làm có mực, việc ăn có chừng. -
Cứ gì quần lụa áo tơ
Cứ gì quần lụa áo tơ
Quần nâu áo vải thơm tho được rồi. -
Cùng nhau một bọn đi thi
-
Củi khô dễ nấu, chồng xấu dễ sai
Dị bản
Nồi đồng dễ nấu
Chồng xấu dễ sai
-
Cục đất mà cắm cây sào
-
Chợ Bưởi một tháng sáu phiên
-
Trên trời có một ông sao
-
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
-
Nói hươu nói vượn
Nói hươu nói vượn
-
Trời nắng rồi trời lại mưa
Trời nắng rồi trời lại mưa
Chứng nào tật nấy có chừa được đâu. -
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
-
Lửa thử vàng gian nan thử sức
Lửa thử vàng gian nan thử sức
-
Thật vàng không sợ lửa
Thật vàng không sợ lửa
Dị bản
Vàng thật không sợ thử lửa
-
Thôi thôi xếp sách đi về
Thôi thôi xếp sách đi về
Học hành chi nữa chúng chê bạn cười
Bạn cười thì mặc bạn cười
Tháng năm đi cưới tháng mười có con. -
Cô kia đi chợ Hà Đông
Cô kia đi chợ Hà Đông
Để anh kết ngãi vợ chồng cùng đi
Anh đi anh chẳng mua gì
Anh mua chỉ thắm đem về xe dâyDị bản
Chú thích
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Chợ Bưởi
- Ngôi chợ thuộc làng Bưởi, thuộc Thăng Long - Hà Nội. Chợ nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay, là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, nên người Pháp trước đây cũng gọi là chợ Làng Lợn.
Vào thời nhà Lý, khu vực này sử dụng làm pháp trường, tử tội bị chém đầu và vùi thây tại đây. Người ta đồn rằng, vào phiên chợ Bưởi cuối năm các hồn ma từ âm phủ hiện về trà trộn với người trần đi sắm hàng Tết, do đó phiên chợ này từng được gọi là phiên chợ Ma Phường.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Nhị
- Hai (từ Hán Việt).
-
- Cửa Nam
- Một con phố của Hà Nội xưa, nay vẫn giữ tên cũ, đi từ phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có tên gọi như thế là do phố ở gần cửa Đông Nam của thành Thăng Long thời nhà Nguyễn.
-
- Chợ Hà Đông
- Ngôi chợ lớn nhất của Hà Đông trước đây. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ (nên còn gọi là chợ Đơ hay chợ Cầu Đơ) xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thế kỉ 20, khi xây ba nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Có bản chép: Hay mua con lợn phòng khi cheo làng.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.