Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

  • Gió phất phơ, ngọn cờ phơ phất

    Gió phất phơ, ngọn cờ phơ phất,
    Nồi đồng trôi, nồi đất cũng trôi,
    Anh với em duyên nợ rã rời,
    Để cho người khác đứng ngồi với anh.

    Dị bản

    • Gió đưa ngọn cỏ phất phơ, ngọn cờ phơ phất
      Nồi đồng sôi, nồi đất cũng sôi
      Bậu với qua duyên nợ rã rời
      Tới lui chi nữa đứng ngồi uổng công

    • Ngọn cỏ phất phơ, ngọn cờ phơ phất,
      Nồi đồng sôi, nồi đất cũng sôi,
      Anh với em duyên nợ hết rồi,
      Để cho người khác đứng ngồi với em.

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Vè chửi ăn cắp

    Tổ cha nó
    Cái thằng ăn cắp
    Nó bắt con gà vàng khoan cổ
    Con gà nổ khoan lông
    Nó nấu nồi đồng
    Nó nấu nồi đất,
    Nó ăn lật đật
    Nó trật xương quai
    Nó lòi bản họng
    Mà nó cứ tọng vô mồm
    Cái mồm thối mồm tha
    Mồm ma mồm quỷ
    Mồm đĩ mồm chó
    Tổ cha nó!

    Dị bản

    • Tổ cha mày
      Cái đứa đen lòng xanh cật
      Mặt sấp mo nang
      Rình ngang rình ngửa
      Bắt gà của bà
      Ở nhà bà
      Nó là gà xương gà thịt
      Về nhà mày
      Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
      Nó mổ mắt mày
      Ở nhà bà
      Nó là gà gấm gà hoa
      Sang nhà mày
      Nó là ác cầm ác thú
      là cú là cáo
      là báo là hổ
      Vồ cả nhà mày
      Giày cả nhà mày.

Chú thích

  1. Kiềng
    Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.

    Kiềng ba chân

    Kiềng ba chân

  2. Lim
    Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  3. Quá ưa
    Nhiều, quá lắm.
  4. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  5. Thiên
    Đơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.
  6. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  7. Nhiêu
    Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  8. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  9. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  10. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  14. Tọng
    Nhồi nhét vào.