Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Chu
    Châu (phương ngữ).
  3. Chín châu
    Một khái niệm phân chia thiên hạ của Trung Quốc. Người Trung Quốc cho rằng sau khi vua Vũ trị thủy (làm công tác thủy lợi chống nạn lụt Hoàng Hà) thành công, đã chia Trung Quốc ra làm chín châu (cửu châu). Có ít nhất ba cách giải thích:

    - Theo Vũ Cống, chín châu gồm có: Ký (nay thuộc Hà Nam), Duyện (nay thuộc Sơn Đông), Thanh (nay thuộc Sơn Đông, Liêu Dương), Từ (nay thuộc phía nam Sơn Đông), Dương (?), Kinh (nay thuộc Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng tây), Dự (nay thuộc Hà Nam), Lương (?), Ung (nay thuộc Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải).

    - Theo Nhĩ nhã, chín châu gồm có: Ký, U, Duyện, Dinh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Ung.

    - Theo Chu lễ, chín châu gồm có: Ký, U (nay thuộc Trực Lệ, Phụng Thiên), Tình, Duyện, Thanh, Dương, Kinh, Dự, Ung.

  4. Chuột chù
    Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.

    Chuột chù

    Chuột chù

  5. Đèo Ngang
    Một con đèo thuộc dãy Hoành Sơn, nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.

    Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn

    Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn

  6. Kình
    To lớn (phương ngữ Nam Bộ).
  7. Phảng
    Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...

    Các loại phảng

    Các loại phảng

  8. Cù nèo
    Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
  9. Ở nhiều nơi thuộc miền Tây Nam Bộ trước đây, dân ta khi trồng lúa chỉ cần là phát cỏ rồi cấy, chứ không cày bừa. Phảngcù nèo là hai dụng cụ quan trọng và luôn luôn đi liền với nhau trong khâu phát cỏ.

    Cầm cây phảng trên tay, nghiêng mình xuống phát rồi đưa phảng lên, bước tới mà chém tiếp là việc nặng nhọc... Muốn cho cỏ chết, phải chặt ngay gốc, dưới mí nước để gốc cỏ bị thúi luôn... Nếu lấy trung bình một lát chém là 36 tấc vuông (hình vuông mỗi cạnh 6 tấc) thì muốn dọn cho sạch cỏ trong một công đất, cần đến non 2.000 lát chém. Cây phảng trung bình nặng hơn 3 kí-lô...
    Tay mặt quơ cây phảng, tay trái lại cầm cây cù nèo (còn gọi là kèo nèo) để kèo (vạch cỏ) cũng 2.000 lần cho trống chân cỏ, không thể chém bừa bãi trên ngọn vì như thế thì cỏ sẽ mọc lại. Người phát phải khom lưng cho lưỡi phãng nằm ngang song song mặt nước và dưới mặt nước...

    (Cá tính miền Nam - Sơn Nam)

    Phát cỏ trồng lúa ở miền Tây Nam Bộ xưa

    Phát cỏ trồng lúa ở miền Tây Nam Bộ xưa

  10. Có bản chép: có khi mà đã bị ong châm.
  11. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  12. Mạn
    Mượn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  14. Có bản chép: mười bảy lá me.
  15. Mặt rỗ hoa mè
    Có những vết sẹo nhỏ như hoa mè trên mặt, thường là hậu quả của bệnh đậu mùa.
  16. Cai
    Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.

    Lính lệ

    Lính lệ

  17. Bửa
    Bổ (phương ngữ miền Trung).
  18. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  19. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  20. Châu Trần
    Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.

    Thật là tài tử giai nhân,
    Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.

    (Truyện Kiều)

  21. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  23. Cá trèn bầu
    Một loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam nước ta, đặc biệt gặp nhiều ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Cá trèn bầu dài từ 9 đến 50 cm, thân hơi dẹp ngang, thịt ngon là loài có giá trị kinh tế cao.

    Cá trèn bầu

    Cá trèn bầu