Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nhắc tay hay dạ
    Cầm lấy tay người nào là biết ngay lòng dạ người ấy.
  2. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  3. Dâu tàu
    Còn gọi là dâu Úc, một loại cây họ dâu tằm, thân cao to, thường phải trèo lên cây mới hái lá được. Lá dâu tàu lớn và dày hơn dâu ta. Trái dâu tàu khi chín thì có màu đỏ sậm hoặc đen, giống hệt con sâu róm và ăn rất ngon.

    Quả dâu tàu

    Quả dâu tàu

  4. Trâm gãy bình rơi
    Từ thơ của Bạch Cư Dị: Bình truỵ trâm chiết thị hà như / Tự thiếp kim triêu dữ quân biệt (Cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào? Nó giống như cảnh biệt li của thiếp với chàng buổi sáng nay). Chỉ chuyện li biệt hoặc tình duyên tan vỡ.
  5. Mành mành
    Đồ dùng được làm từ tre, gỗ hoặc nhựa, thường được treo ở cửa chính hoặc cửa sổ nhà ở để che bớt ánh sáng.

    Mành mành

    Mành mành

  6. Lòng tong
    Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.

    Cá lòng tong chỉ vàng

    Cá lòng tong chỉ vàng

  7. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Bóng chim tăm cá
    Chim bay trên cao khó thấy bóng, cá lội ở vực sâu khó thấy hình. Chỉ người đi không có tin tức gì.
  9. Ruột tằm
    Tằm nhả tơ từ ruột, vì vậy người xưa hay ví von những chuyện đau lòng như là rút ruột tằm.

    Ruột tằm ngày một héo don
    Tuyết sương ngày một hao mòn hình ve

    (Truyện Kiều)

  10. Tuần Giang, Nho Hứa bán chúa lập công
    Vào năm Canh Ngọ (1780), Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Hữu Chỉnh theo Tây Sơn đánh bại, chạy khỏi thành Thăng Long, qua huyện Yên Lãng (nay là Mê Linh) gặp tiến sĩ Lý Trần Quán. Quán đón Khải về nhà ở Hạ Lôi giao cho học trò là Tuần Giang (có bản chép là Tuần Khang, hoặc Tuần Trang) đưa đi trốn. Giang mưu cùng Nho Hứa (có bản chép là Nho Nứa) đem Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn. Lý Trần Quán sau đó tự vẫn để tỏ lòng trung thành với chúa Trịnh.
  11. Có nơi hát: Đừng có đi đâu mà lạc đường lạc sá.
  12. Đây là trò Hú dê về nhà mẹ hoặc Dê mẹ tìm con. Cách chơi: từ 7 đến 9 em tham gia, em trưởng trò đóng vai dê mẹ, một em đóng vai sói, số còn lại đóng vai dê con. Dê con trốn nơi kín đáo sao cho sói không tìm thấy. Dê mẹ ngồi một nơi hoặc chạy đi chạy lại và hát bài đồng dao này, câu cuối cùng ngân dài. Dê con nghe tiếng mẹ gọi thì rời khỏi chỗ nấp, tìm cách chạy đến chạm vào tay dê mẹ sao cho sói không bắt được. Nếu bị bắt, dê con bị loại khỏi cuộc chơi.
  13. Cá sẩy cá lớn
    Con cá sẩy mất rồi, không ai thấy thì muốn khoe khoang, khoác lác nó lớn thế nào cũng được.
  14. Có bản chép: một đời.