Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bánh ít
    Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.

    Bánh ít lá gai

    Bánh ít lá gai

    Bánh ít trần

    Bánh ít trần

  2. Nhưn
    Nhân (cách phát âm của người Nam Bộ).
  3. Trái bắp (ngô)

    Trái bắp (ngô)

  4. Theo kinh nghiệm của người làm nông, tháng hai (âm lịch) mà thiếu thì thường mất mùa cà, tháng ba mà thiếu thì thường mất mùa đỗ.
  5. Có bản chép: rốc đực. Rốc trong tiếng địa phương Nam Định, Thái Bình nghĩa là cua.
  6. Tởn
    Sợ (khẩu ngữ).
  7. Hà ăn chân
    Còn gọi là nước ăn chân, một loại bệnh do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt, biểu hiện bằng hình thức tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ chân, gây đau rát hoặc ngứa ngáy rất khó chịu.
  8. Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Ăn mũi, ẻ lái, đái xung quanh
    Sinh hoạt của người làm nghề chài lưới, lênh đênh sông nước.
  10. Lươn
    Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.

    Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...

    Con lươn

    Con lươn

  11. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  12. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  13. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  15. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  16. Cải giá tha phu
    Lấy chồng khác vì chồng cũ đi lưu lạc không về.
  17. Đàm tiếu
    Bàn tán (đàm) và chê cười (tiếu).
  18. Giâm
    Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
  19. Lóng
    Đốt (lóng tay: đốt tay, lóng mía: đốt mía, lóng tre: đốt tre...) (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  20. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
  21. Vít
    Có thương tích; tì tích, chuyện xấu, đều hổ thẹn. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  22. Ngọc lành có vít
    Người tốt mấy cũng có tì vết, song không vì thế mà suy giảm giá trị.
  23. Bích là bức tường. Dặm bích, theo văn cảnh, chỉ đường xa, trúc trắc.
  24. Dùn
    Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

    Nghe một bài hò mái nhì.

  26. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  27. Rỡ ràng
    Sáng ngời, rạng rỡ.
  28. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  29. Chệch
    Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  30. Tỉ như
    Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
  31. Tầm gửi
    Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.

    Một chùm tầm gửi trên cây gạo

    Một chùm tầm gửi trên cây gạo

  32. Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.