Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Anh trưa chợ gặp ả lỡ đò
    Duyên phận của những kẻ lỡ làng.
  2. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  3. Có bản chép: Một xâu cá mè
  4. Có bản chép: Bảy bè gỗ lim.
  5. Lim
    Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  6. Có bản chép: Đôi chim đồi mồi.
  7. Có bản chép: hòn xôi.
  8. Nghĩa tương ứng của từng từ Hán Việt trong câu: phu = chồng, xướng = bảo, phụ = vợ, tùy = nghe, tuân lời. Nghĩa cả câu: chồng bảo thì vợ nghe lời.
  9. Xấu đắng nước
    Xấu đến độ nước ngọt mà thành đắng, tức là quá xấu.
  10. Lủm
    Nuốt gọn một miếng (thường là miếng nhỏ) (phương ngữ Trung Bộ).
  11. Làm đủ ăn.
  12. Bến Thuận An
    Bến cảng nằm bên cửa biển Thuận An cách thành phố Huế 15km về phía Đông Bắc, là nơi sông Hương chảy qua phá Tam Giang rồi đổ ra biển Đông. Trước đây cửa biển này có tên cửa Eo, cửa Nộn. Tên Thuận An là do vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đặt cho, còn vua Thiệu Trị thì liệt Thuận An là một trong hai mươi thắng cảnh của kinh thành Huế. Vào ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, nơi đây có lễ hội truyền thống gọi là lễ Cầu Ngư, có hàng ngàn người tham dự.

    Biển Thuận An

    Biển Thuận An

  13. Rọ
    Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.

    Đào đựng trong rọ ở Sa Pa

    Đào đựng trong rọ ở Sa Pa

  14. Jê-cờ-ri
    Tôi viết (từ tiếng Pháp J'écris).
  15. Ăng-voa
    Gửi (từ tiếng Pháp envoie).
  16. Me xừ
    Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
  17. Di-đăng
    Công sứ (từ tiếng Pháp résident).
  18. Tú xon
    Cô đơn, một mình (từ tiếng Pháp tout seul).
  19. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  20. Đờ-puy
    Từ khi (từ tiếng Pháp depuis).
  21. Nô-xờ
    Tiệc cưới (từ tiếng Pháp noce).
  22. Ê-loa-nhê
    Xa cách (từ tiếng Pháp éloigné).
  23. Cu-tô
    Con dao (từ tiếng Pháp couteau).
  24. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)

  25. La cua
    Cái sân (từ tiếng Pháp la cour).
  26. Mút
    Rêu (từ tiếng Pháp mousse).
  27. Luyn
    Mặt trăng (từ tiếng Pháp lune).
  28. La săm
    Buồng (từ tiếng Pháp la chambre).
  29. A-mi
    Bạn thân, bạn gái (từ tiếng Pháp amie).
  30. Sơ-mi
    Nghĩa gốc là áo lót (từ tiếng Pháp chemise). Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước.
  31. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  32. Lơ li
    Cái giường (từ tiếng Pháp le lit).
  33. Biếng ba
    Xanh xao (từ tiếng Pháp bien pale).
  34. Pơ-răng qua
    Lấy gì (từ tiếng Pháp prendre quoi).
  35. Uyn lét
    Một lá thư (từ tiếng Pháp une lettre).
  36. Ca-đô
    Quà (từ tiếng Pháp cadeau).
  37. Ba-tô
    Tàu thủy (từ tiếng Pháp bateau).
  38. Lác-mơ
    Nước mắt (từ tiếng Pháp larme).
  39. Hồ Trúc Bạch
    Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

  40. Xi vu lét-xê moa
    Nếu anh để lại cho tôi (từ tiếng Pháp si vous laissez moi).
  41. Bông cờ
    Lòng tốt (từ tiếng Pháp bon cœur).
  42. Ta xơ
    Chị gái của anh (từ tiếng Pháp ta sœur).
  43. Ơ-rơ
    Sung sướng (từ tiếng Pháp heureux).
  44. Lơ roa
    Vua (từ tiếng Pháp le roi).
  45. Thành Thái
    (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.

    Vua Thành Thái

    Vua Thành Thái

  46. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  47. 23 tháng Tám là ngày âm lịch; tháng Mười là dương lịch, cách nhau hơn một tháng.
  48. Theo Hoàng Ngọc Phách thì Nguyễn Thị Thời là tên một người phụ nữ quê ở Hải Phòng cưới chồng Tây, theo chồng lên Bắc Ninh. Được ít lâu thì chồng về Tây, cô nhờ người viết hộ một lá thư (cô nói ra, người viết ghi vào giấy), sau thành bài ca dao truyền miệng này.
  49. Con gái quận 3 không bằng bà già quận 1
    Quận 3 ở Đà Nẵng được cho là khu vực quận Sơn Trà, quận 1 được cho là khu vực quận Hải Châu ngày nay; ngày trước hai quận có mức sống rất chênh lệch.
  50. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  51. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  52. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  53. Độ
    Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
  54. Ngái
    Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  55. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  56. Chợ Quán
    Một địa danh thuộc Sài Gòn xưa, nguyên là ban làng Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 mang tên Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhật lại. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn năm xưa thì: Gọi là “Chợ Quán” vì thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ lối nhà thương Chợ Quán hiện nay. Chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên làm vậy.
  57. Chợ Cầu Kho
    Trước khi bị giải tỏa năm 2009, chợ nằm ở phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ này được xây năm 1805, vì nằm gần chiếc cầu bên kho cẩm thảo (kho chứa lúa) của triều đình Huế nên có tên là Chợ Cầu Kho, hoặc chợ Kho.
  58. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  59. Khêu
    Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.

    Một cây đèn dầu

    Một cây đèn dầu

  60. Động Hương Tích
    Tên một hang động rất đẹp thuộc quần thể di tích Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Tháng ba năm Canh Dần (1770), Chúa Trịnh Sâm từng tham quan động và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động" tức "động đẹp nhất trời Nam." Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô đẹp mắt.

    Động Hương Tích

    Động Hương Tích

  61. Chùa Tiên
    Một trong các hang động, đồng thời là chùa thuộc quần thể thắng cảnh - di tích Hương Sơn. Năm Canh Dần (1770) chúa Trịnh Sâm đã đề thơ tại đây.
  62. Sư chú, sư bác, sư ông, sư bà
    Các chức danh trong Phật giáo. Sư chú dành để chỉ những người xuất gia ở chùa nhưng chưa được thụ giới; sư bác chỉ những người đã được thụ giới Sa di hay Sa di Ni; sư ông, sư bà để chỉ những người đã được thụ giới tỷ kheo và tỷ kheo Ni.