Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trống cơm
    Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.

    Trống cơm

    Trống cơm

  2. Lao lư
    Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Chầu rày
    Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Chầu rày đã có trăng non
    Để anh lên xuống có con em bồng

    (Hát bài chòi)

  4. Ăn cơm bảy phủ
    Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  5. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  6. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  7. Chưa đặt trôn đã đặt miệng
    Chưa ngồi đã nói liên hồi. Chê hạng nói nhiều, vô duyên, bộp chộp.
  8. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  9. Tu
    Nói to, nói nhiều, nói liên tục (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Rơm
    Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).

    Một ụ rơm

    Một ụ rơm

  11. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  12. Đầu rau
    Kiểu bếp ngày trước (nay vẫn còn ở các làng quê) gồm ba hòn đất nặn hơi khum đặt chụm đầu vào nhau để bắc nồi lên đun. Xem thêm ông Táo.

    Đầu rau

    Đầu rau

  13. Cá trê
    Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  14. Sống lưng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  15. Trai (gái) tơ
    Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
  16. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Há dễ
    Không dễ dàng gì (từ cổ).

    Làm ơn há dễ mong người trả ơn (Lục Vân Tiên)

  18. Tưởng
    Nghĩ đến (từ Hán Việt).
  19. Thạnh Phú
    Một huyện của tỉnh Bến Tre, có Cồn Lợi nổi tiếng là một "mỏ nghêu." Huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung là sông Hàm Luông.
  20. Tân Hương
    Địa danh vào thế kỉ 19 thuộc tổng Minh Qưới, tỉnh Kiến Hòa, nay thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Tại đây cũng có rạch Tân Hương.
  21. Bình Định
    Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...

    Bình Định

    Bình Định

  22. Đấu roi
    Một môn thi đấu kĩ thuật đánh roi (trường côn) của võ thuật cổ truyền, chủ yếu ở miền Trung. Khởi đầu từ một trong những môn thi đấu bắt buộc để tuyển võ quan thời Nguyễn, ngày nay đấu roi trở thành một môn thi đấu thể thao văn hóa truyền thống của vùng miền Nam Trung Bộ.

    Đấu roi

    Đấu roi

  23. Có bản chép "múa roi" hoặc "cầm roi."
  24. Soi Bún
    Cũng gọi là Soi Búng, địa danh nay thuộc thôn Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại đây có nghề truyền thống là trồng dưa (chủ yếu là dưa hấu).