Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  2. Người ngọc
    Người đẹp, được ví như ngọc.
  3. Nấm
    Mô đất cao.
  4. Tháng mười âm lịch thời tiết hanh khô, cây cối rất cần có nước, nếu có sấm (báo hiệu trời mưa) thì cây cối hoa màu dễ phát triển.
  5. Sông Đồng Nai
    Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.

    Một nhánh sông Đồng Nai

    Một nhánh sông Đồng Nai

  6. Chùa Thiên Mụ
    Còn gọi là chùa Linh Mụ, một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1601, nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thành phố Huế.

    Chùa Thiên Mụ

    Tháp Phước Duyên trong chùa Thiên Mụ

  7. Chùa Châu Thới
    Tên chữ là Châu Thới Sơn Tự, một ngôi chùa được dựng từ năm 1662 trên đỉnh núi Châu Thới, thuộc xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, nằm bên bờ sông Đồng Nai. Sách Gia Định Thành Thông Chí chép: "Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó. Trên núi có chùa Hội Sơn là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành..."

    Chùa Châu Thới

    Chùa Châu Thới

  8. Thẽ thọt
    Nhẹ nhàng, thong thả.
  9. Trống bồng
    Một loại trống cổ có làm bằng gỗ, thắt eo ở giữa, một mặt được bịt bằng da trăn, xung quanh tang trống có một hệ thống dây chằng bằng mây, có tác dụng làm căng hoặc chùng mặt trống. Khi diễn tấu nhạc công dùng hai tay vỗ vào mặt trống phát ra hai âm thanh, một cao, một trầm. Âm thanh trống bồng đục, ít vang.

    Trống bồng thường dùng trong dàn Đại nhạc, trong sân khấu tuồng, chèo, hoặc trong các đám rước, lễ hội. Người đánh trống bồng thường có kết hợp múa.

    Trống bồng

    Trống bồng

  10. Lập nghiêm
    Làm ra vẻ nghiêm nghị, đứng đắn.
  11. Chiêng
    Nhạc cụ bằng đồng thau, hình tròn, giữa có thể có hoặc không có núm nổi lên. Người ta đánh chiêng bằng dùi gỗ có quấn vải mềm, hoặc bằng tay. Cồng, chiêng là các nhạc cụ đặc trưng cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

    Đánh chiêng

    Đánh chiêng

  12. Chích
    Chếch, nghiêng sang một bên (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Đảnh
    Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
  14. Lợi
    Lại (phương ngữ Nam Bộ).
  15. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  16. Gương tư mã
    Loại gương soi ngày xưa.
  17. Chó đen giữ mực
    Người ngoan cố, bảo thủ, không chịu nhận khuyết điểm của mình, hoặc có tật xấu không chịu sửa chữa.
  18. Tường
    Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述  kể rõ sự việc, tường tận 詳盡  rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
  19. Trển
    Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
  20. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  21. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  22. Dầu
    Dù (phương ngữ Nam Bộ).
  23. Rị
    Dị (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  24. Hiền thê
    Vợ hiền (từ Hán Việt).
  25. Tiểu thiếp
    Vợ lẽ (từ Hán Việt).
  26. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  27. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  28. Đồn
    Chỗ trú đóng của quan chức nhà nước.
  29. Quan phủ
    Tên thường gọi cho chức tuần phủ. Ở nước ta, tuần phủ có từ thời nhà Nguyễn, học theo phép quan chế của nhà Thanh. Tuần phủ ở Việt Nam cũng là người đứng đầu một tỉnh nhỏ, khác với tổng đốc là quan kiêm quản vài tỉnh hoặc đứng đầu một tỉnh lớn.
  30. Thuế đò
    Một loại phí đường sông do quan chức địa phương yêu cầu các chủ đò phải nộp khi có việc phải đi qua đoạn sông đó