Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lóng
    Đốt (lóng tay: đốt tay, lóng mía: đốt mía, lóng tre: đốt tre...) (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  3. Có bản chép: Giàu nghèo.
  4. Canh cửi
    Sợi chỉ dọc (canh hoặc kinh) trên Khung cửi">khung dệt (cửi). Chỉ công việc dệt vải, dệt lụa.

    Dệt cưởi

    Dệt cửi

  5. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  6. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  7. Đền Bà Áo The
    Cũng gọi là Phủ Bà, một ngôi đền thờ ở làng Liễu Đôi, Hà Nam. Theo thần phả của làng, bà Áo The chính là một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Tương truyền, khi giặc phương Bắc sang tàn phá bờ cõi, ở làng Thượng có một người con gái họ Lê nằm mơ thấy một vị tiên cho mình một cái áo the. Khi tỉnh dậy, thấy có áo thật, bà lấy mặc thử vào người. Nhưng khi cởi ra thì lại có một cái khác lại xuất hiện ở trên người. Càng cởi, áo càng nhiều, cho đến khi áo chất thành một đống cao. Bà liền chiêu mộ những chị em các làng gần xa về đánh giặc. Khi mặc áo của bà vào, ai cũng có sức khoẻ như thần, nghĩa quân đánh trận nào thắng trận đó. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ.
  8. Xem chú thích Liễu Đôi.
  9. Có bản chép: Gương tàu.
  10. Dao lá trúc
    Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
  11. Cửa Hữu
    Một cửa của thành Vĩnh Long (cũng gọi là thành Long Hồ), được xây dựng dưới thời Nguyễn, là thành trì vững chắc, chi phối về quân sự - kinh tế - văn hoá cả khu vực miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ. Thành từng bị quân Pháp đánh phá hai lần vào các năm 1862 và 1867. Nơi đây cũng ghi lại dấu ấn về những năm tháng cuối đời của đại thần Phan Thanh Giản, sự bất lực và cái chết đau lòng của ông khi thành Vĩnh Long thất thủ. Ngày nay, thành chỉ còn lại dấu tích là một gò đất cao tại giao lộ 19 tháng 8 và đường Hoàng Thái Hiếu cùng với một cây đa cao lớn, cành lá sum suê, rợp mát, gọi là cây đa Cửa Hữu.

    Cửa Hữu được phục dựng

    Cửa Hữu được phục dựng

  12. Có bản chép: chút vú.
  13. Nghĩa Hành
    Địa danh nay là huyện trung du duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi.
  14. Tam Bảo
    Tên một phiên chợ ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Chợ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa người Kinh và người Thượng thuộc các quận Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ và Sơn Hà. Đây có lẽ là phiên chợ xuất hiện lâu đời nhất tại Quảng Ngãi và còn tồn tại mãi cho đến sau này. Không rõ đích xác chợ xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào, và nơi họp đầu tiên là ở đâu, nhưng đến đời vua Tự Đức thì chợ chính thức tọa lạc tại Kim Thành Hạ (Nghĩa Hành). Chợ họp ngày mồng hai và mồng bảy âm lịch mỗi tháng, với nhiều mặt hàng, trong đó nổi tiếng có chè bó, chè búp.
  15. Nha môn
    Cửa quan (từ Hán Việt).
  16. Tuần phủ
    Chức quan đứng đầu một tỉnh nhỏ dưới thời nhà Nguyễn.
  17. Ngoa nguê
    Phóng túng (từ cũ).
  18. Bâu
    Cổ áo.
  19. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  20. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Đất thiếu nghĩa là nhà còn khó, nên trồng dừa để có cái ăn. Ngược lại, đất thừa nghĩa là nhà khá giả, có thể trồng cau để làm cảnh. Có nơi giảng đây là kinh nghiệm trồng dừa và cau, do đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên tùy theo điều kiện đất đai mà trồng cho thích hợp.
  22. Cống
    Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho
    Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co

    (Chữ Nho - Tú Xương)

  23. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  24. Phỗng
    Tượng bằng đất hoặc đá thường được đặt ở đền thờ trong tư thế quỳ gối, hai tay chắp lại. Phỗng còn là loại tượng dân gian bằng đất, sành hoặc bằng sứ, cỡ nhỏ, dáng to béo, lạc quan, để bày chơi trong các gia đình. Từ ông phỗng, thằng phỗng thường dùng để chỉ người ngây, đần.

    Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
    Trơ trơ như đá, vững như đồng.
    Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
    Non nước đầy vơi có biết không?

    (Ông phỗng đá - Nguyễn Khuyến)

    Phỗng đá

    Phỗng đá

  25. Sơn
    Chất chế từ nhựa cây sơn, cùng họ với xoài, lá kép lông chim, dễ gây dị ứng với người dùng khiến mặt mày sưng tấy.

    Nhựa cây sơn

    Nhựa cây sơn

  26. Ma
    Hiện hình của người chết, theo mê tín.
  27. Có bản chép: Chuyện đời.
  28. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).