Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Xã Đoài
    Tên Nôm của xã Nghi Diên, hay thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An . Tại đây có giống cam gọi là cam Xã Đoài, nổi tiếng thơm ngọt.

    Cam Xã Đoài chín mọng (Ảnh: Hồ Văn)

    Cam Xã Đoài chín mọng (Ảnh: Hồ Văn)

  2. Ngài
    Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  3. Chợ Rộ
    Tên một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Chợ nổi tiếng bán nhiều giống khoai từ các nơi trong huyện như khoai La Mạc, khoai chợ Cồn, khoai Cát Ngạn, khoai Bãi Trận..., gọi chung là khoai chợ Rộ.
  4. Bất thức bất tri
    Không hiểu không biết (cụm từ Hán Việt).
  5. Lính mộ
    Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.

    Lính khố đỏ.

    Lính khố đỏ.

  6. Na
    Trợ từ, thường đặt cuối câu hỏi, như hả, ha, a, ru... (phương ngữ Trung Bộ).
  7. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  8. Bể
    Biển (từ cũ).
  9. Thanh Hoa
    Tên cũ của tỉnh Thanh Hóa, bao gồm toàn bộ tỉnh Thanh Hóa ngày nay và một phần của tỉnh Ninh Bình.
  10. Láng linh
    Lênh láng, cách nói của người miền tây nam bộ. Có bản chép là "Láng Linh": tên cánh đồng thuộc địa phận 3 huyện Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên của tỉnh An Giang
  11. Vàm Cú
    Có ý kiến cho rằng địa danh này thuộc tỉnh Trà Vinh, nhưng chưa xác định được cụ thể.
  12. Hun
    Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Trà Cú
    Một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh, nằm ở ngã ba nơi sông Hậu đổ ra biển.
  14. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  15. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  16. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  17. Gie
    (Nhánh cây) chìa ra.
  18. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  19. Xòe ra (phương ngữ Nam Bộ).
  20. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  21. Hổng dè
    Không ngờ (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  23. Phong ba
    Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
  24. Đáy
    Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...

    Đóng đáy trên sông

    Đóng đáy trên sông

  25. Đụt
    Ống lưới tròn dài để đựng cá của một miệng đáy.
  26. Vời
    Khoảng giữa sông.
  27. Linh đinh
    Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
  28. Lầu tây
    Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
  29. Ngộ
    Gặp gỡ (từ Hán Việt).
  30. Vô hồi
    Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
  31. Khăng khắng
    Như khăng khăng (phương ngữ Trung Bộ).
  32. Thành ngữ này là hình ảnh biểu trưng cho Quang Trung Nguyễn Huệ, bắt nguồn từ bài thơ khóc chồng của Ngọc Hân công chúa, bài “Ai tư vãn”:

    Mà nay áo vải cờ đào
    Giúp dân dựng nước biết bao công trình