Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mồng Ga
    Cũng gọi là núi Mồng Gà, tên chữ là Kê Quan, một ngọn núi nay thuộc địa phận xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
  2. Phúc Đậu
    Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
  3. Nầm
    Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
  4. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  5. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  6. Bả lú
    Đánh bả làm cho người khác lú lẫn, si dại.
  7. Đồng cam cộng khổ
    Cùng hưởng ngọt (cam) chịu đắng (khổ) với nhau. Vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu.
  8. Trung Phước
    Tên một làng ở xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng này nổi tiếng với nghề đi trầm và sản xuất đồ mỹ nghệ từ trầm hương.

    Trầm cảnh ở Trung Phước

    Trầm cảnh ở Trung Phước

  9. Đèo Le
    Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.

    Điểm du lịch Đèo Le

    Điểm du lịch Đèo Le

  10. Chè mùng năm
    Nước chè uống ngày Tết Đoan Ngọ. Trong ngày này, người ta thường đi hái các loại lá, cây, rễ, củ về để hãm và nấu thành nước chè để uống dần.
  11. Mù u
    Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.

    Trái mù u

    Trái mù u

    Hoa mù u

    Hoa mù u

     

  12. Đây vốn là hai câu thơ của nhà thơ Kiên Giang:

    Ong bầu đậu đọt mù u
    Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn

  13. Quan tiền dài
    Dân ta thời xưa dùng tiền đúc bằng kim loại, có lỗ tròn hoặc lỗ vuông ở giữa, và lấy dây để xâu tiền thành từng chuỗi. Một quan tiền quý (cổ tiền) bằng 10 tiền, nghĩa là bằng 600 đồng; một quan tiền gián (sử tiền) chỉ có 6 tiền, bằng 360 đồng (mỗi tiền là 60 đồng). Vì vậy, quan tiền quý được gọi là quan tiền dài.
  14. Tôm bạc
    Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.

    Món ăn từ tôm bạc

    Món ăn từ tôm bạc

  15. Lần hồi
    Lần lần, từ từ, ngày này qua ngày khác.
  16. Khăn rằn
    Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

  17. Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng
    Ruộng giữa đồng là ruộng gần, tiện canh tác, trông nom. Chồng giữa làng nghĩa là chồng cùng làng, tiện đi lại, tìm hiểu. Cũng có ý kiến cho rằng vợ chồng cùng làng lấy nhau thì tiền cheo (gọi là cheo nội) ít hơn là vợ chồng khác làng (cheo ngoại).
  18. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  19. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  20. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  21. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  22. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Nỏ can chi
    Không can hệ gì (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  24. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  25. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).