Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ăn ít ngon nhiều
    Ăn ít thì thấy ngon miệng, ăn nhiều quá thì thấy ngán, mất ngon. Nghĩa bóng câu này có ý nói: không nên quá tham lam.
  2. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  3. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  4. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  5. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  6. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  8. Du
    Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Bầu
    Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.

    Bầu rượu

    Bầu rượu

  10. Say hoa đắm nguyệt
    Nghĩa đen là say đắm hoa và trăng. Nghĩa bóng là say mê chuyện yêu đương trai gái.
  11. Đòng
    Bông lúa non, sẽ phát triển thành hoa rồi thành hạt lúa. Lúa trổ đòng (hoặc lúa đòng đòng) là lúa đã bắt đầu ra bông, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

    Lúa trổ đòng

    Lúa trổ đòng

  12. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  13. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  14. Được cánh đồng Sòng, no lòng thiên hạ
    Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Đồng Sòng thuộc xã Tây Lạc (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định — Ca dao Mẹ), đất cao lại chua, tương truyền sư Không Lộ ăn cá đổ dấm thừa ra đó, năm nào có nhiều mưa cày cấy được, thì mới có thóc thu hoạch nên mới có câu này.
  15. Gành Bà
    Một gành đá nằm ở phía bắc vịnh Xuân Đài, dọc theo bán đảo Xuân Thịnh, tỉnh Phú Yên.

    Hòn Chùa nhìn từ Gành Bà

    Hòn Chùa nhìn từ Gành Bà

  16. Gành Ông
    Một ghềnh đá thuộc địa phận thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách Gành Bà chừng một cây số.

    Gành Ông

    Gành Ông

  17. Cưỡng
    Cãi lại, không chịu khuất phục (từ Hán Việt).
  18. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Chỉn
    Chỉ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  21. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Nhơn
    Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  24. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  25. Thân
    Thân thiết, gần gũi.
  26. Giường Tàu
    Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
  27. Hộp trầu
    Hộp đựng trầu cau.

    Hộp trầu.

    Hộp trầu.

  28. Bình vôi
    Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  29. Dầu hồi
    Dầu ép từ quả hồi, dùng bôi tóc để dưỡng tóc.

    Quả hồi.

    Quả hồi.

  30. Nước hoa
    Nước nấu với hoa để gội đầu cho thơm.
  31. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  32. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  33. Lợi
    Lại (phương ngữ Nam Bộ).
  34. Tông đồ
    Đồ phổ, gia phả của tông tộc, dòng họ (từ Hán Việt). Còn bị đọc trạnh thành tôn đồ.
  35. Bến Cốc
    Địa danh nay thuộc địa phận phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Vào đầu thế kỷ 19, bốn thôn Hương Bào Nội, Hương Bào Ngoại, Phú Cốc và Phú Cốc Hạ đều nằm hai bên bờ sông Bồn Giang (sông Cốc) nối từ cầu Bốn Voi đến Lai Thành gặp kênh Bố Vệ đổ ra cửa sông Lễ Môn. Từ năm 1838 - 1883, vua Minh Mạng lấy thêm 7 mẫu đất của làng Phú Cốc cho đào kênh Bến Cốc.