Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  2. Đau lại đã, ngã lại dậy
    Khuyên không nên ngã lòng khi thất bại, ví như qua cơn đau ốm rồi lại khoẻ, ngã xuống rồi lại đứng lên.
  3. Có bản chép: Chuyện đời.
  4. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  5. Cốc
    Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ

    Chim cốc

    Chim cốc

  6. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  7. Cội
    Gốc cây.
  8. Đồi Đùm
    Một ngọn đồi thuộc địa phận xã Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội . Tương truyền khi Sơn Tinh gánh đất đắp núi đánh nhau với Thủy Tinh, khi đi qua đây thì quai gánh bị đứt, đất đổ ra thành đồi.
  9. Đồi Vai
    Tên ngọn đồi cao nhất ở xã Kim Sơn, xưa kia thuộc tổng Bối Sơn huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội . Tương truyền ngày xưa Sơn Tinh gánh đất đắp núi đánh nhau với Thủy Tinh, đi ngang qua đây, trở vai gánh, để đất lọt xuống sọt mà thành đồi.
  10. Gởi đùm thì bớt, gởi lời thì thêm
    Gửi hàng hóa, vật chất (đùm, bọc) thì ăn xét bớt đi, lời lẽ nhắn gửi thì thêm thắt vào.
  11. Phú Lộc
    Một làng nay thuộc xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, có nghề truyền thống là làm hương (nhang).
  12. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Xuồng ba lá
    Một loại xuồng (thuyền) đặc trưng cho vùng sông nước Nam Bộ. Có tên như vậy vì xuồng được làm từ ba tấm ván, gồm hai tấm hai bên làm be xuồng và một tấm giữa làm đáy xuồng. Để xuồng được cứng chắc, người ta dùng những chiếc “cong” tạo thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.

    Xuồng ba lá

    Xuồng ba lá

  14. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  16. Chè (trà) mà hâm lại nước thứ hai thì vị nhạt nhẽo, uống không ngon. Con gái ngủ trưa thì thường lười biếng, hay bê trễ việc nhà cửa.
  17. Tổ tôm
    Một trò chơi bài lá phổ biến trong dân gian ngày trước (hiện chỉ thấy được chơi ở nước ta), thường chơi trong các dịp lễ, Tết. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách.

    Lá bài tổ tôm

    Lá bài tổ tôm

  18. Xóc đĩa
    Lối đánh bạc ăn tiền bằng cách xóc bốn đồng tiền (hoặc bốn miếng bìa có hai mặt khác nhau) trong một cái đĩa, trên có bát úp kín, ai đoán trúng có mấy đồng sấp, mấy đồng ngửa thì được. Có nơi gọi xóc đĩa là xóc dĩa, hoặc có tên khác là mở bát.

    Đồ để xóc đĩa

    Đồ để xóc đĩa

  19. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  20. Lọ hồ
    Lọ đựng tiền xâu trong một canh bạc.
  21. Cái
    Cũng gọi là nhà cái, người nắm vai chủ của một ván bài, sới bạc hoặc cuộc cá cược.
  22. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  23. Chợ Cồn
    Tên chợ có ở nhiều địa phương, như Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...
  24. Loa
    Con ốc (từ Hán Việt).
  25. Giải
    Loài rùa nước ngọt, sống ở vực sâu, có miệng khá rộng.

    Con giải

    Con giải

  26. Đọi
    Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  27. Nhời
    Lời nói (phương ngữ miền Bắc).