Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

  • Mời chư vị giai nhân tài tử

    Mời chư vị giai nhân tài tử
    Tới đây nghe tôi thử pháo tre
    Của bán ra không phải nói khoe
    Thời thực vật sắm vừa túc dụng
    Có pháo nhiều đốt cũng vui tình
    Từ cựu thời bộc trước nhi thinh
    Có pháo mới văn minh xuân nhựt
    Dưới con cháu cũng vui cũng ức
    Trên ông bà khỏi bực khỏi phiền
    Nếu như mà cứ giữ tiếc tiền
    Lấy gì đặng minh niên hỉ hạ
    Coi như lễ Tết Tây trong dã
    Lại có ngày kỷ niệm ngoài kinh
    Pháo Điện Quang đốt tựa lôi đình
    Phí của nọ vui tình không tiếc
    Vậy nên mời… biết phải thiệt vui hung
    Luật vui xuân ai cũng nên dùng
    Có pháo mới đùng đùng là thú
    Cùng mấy người no đủ tiêu xoay
    Đều xúm lại hàng này
    Mua pháo nầy về đốt
    Vốn tôi không nói tốt
    Hay thiệt tình có một mình tôi
    Nhiều người bán xảo làm mồi
    Đốt đây khá về rồi dại dở
    Có kẻ làm kêu cũng đỡ
    Vấn nhiều tay tôi sợ không đều
    Của bán ra là biết bao nhiêu
    Một mình vấn nên kêu đều đặn
    Mười như chục tiếng kêu đúng đắn
    Đốt cả trăm cũng chẳng điếc câm
    Tiếng nổ lên chuyển động sơn lâm
    Như đại bác vang gầm trời đất
    Hễ đốt thì xác tan bay mất
    Không khi nào gió phất ngún hừng
    Của tôi làm, tôi đã biết chừng
    Xin quý chức mua đừng có ngại
    Để đốt thử vài trái
    Nghe có phải hay không
    Đang buổi chợ mua đông
    Tôi cũng trông bán đắt
    Giá pháo nầy mỗi chục mỗi cắc
    Xin bà con mua hắt tôi về
    Pháo tôi đây thiệt hết ngõ chê
    Bằng có ngại đứng xê ra cho tôi thử đốt: đùng, đùng…

  • Vè cá biển

    Hai bên cô bác
    Lẳng lặng mà nghe
    Nghe tôi kể cái vè
    Ngư lương, tử hổ
    Lý sâm, lý chuối
    Dưới rạch, dưới ngòi
    Cá nục, cá úc
    Cá thơm, cá thác
    Hơi nào mà kể hết
    Cá nơi làng này
    Thần linh chiêm bái
    Vậy mới cất chùa chiền
    Mới đúc Phật, đúc chuông
    Cô bác xóm giềng
    Lẳng lặng mà nghe
    Cá nuôi thiên hạ
    Là con cá cơm,
    Không ăn bằng mồm
    Là con cá ngát
    Không ăn mà ú
    Là con cá voi,
    Hai mắt thòi lòi
    Là cá trao tráo

  • Vè bán chiếu

    Ai mua chiếu hông
    Chiếu bông chiếu trắng
    Chiếu vắn chiếu dài
    Chiếu dệt lầu đài
    Cổ đồ bát bửu
    Chiếu tây hột lựu
    Da lợn bông bao
    Chiếu rộng màu cau
    Con cờ, mặt võng
    Dệt bông chong chóng
    Ngũ sắc, bá huê
    Đẹp hết chỗ chê
    Ngôi sao, tùng lộc
    Chiếu trải giường hộc
    Chiếu trải giường Tàu
    Chiếu trải giường trước
    Chiếu trải giường sau
    Chiếu nào cũng có đủ
    Trong gia chủ ai muốn mua thì mua

  • Vè bài chòi

    Bài chòi bài tới là ba mươi lá
    Dang tay xớn xá là cái gã Ông Ầm
    Hay đi sụp hầm, là anh Tứ Cẳng
    Một dề trăng trắng, là chị Bạch Huê
    Ăn cận nằm kề, là anh Chín Gối
    Ba chìm bảy nổi, là chị Sáu Ghe
    Lập bạn lập bè, là anh Năm Dụm
    Hay đùm hay túm, Tứ Xách đã quen
    Quần áo lèng teng, Nhì Nghèo cực khổ
    Hay bươi hay mổ, là chị Ba Gà
    Có ngạnh có ngà, là anh Tứ Tượng
    Phủ màn treo trướng, là chị Tám Dừng
    Ướt áo ướt quần, là anh Ngũ Trợt
    Rung cây không rớt, Tứ Móc thiệt hay
    Con mắt nhắm ngay, Tam Quăng thiệt giỏi

  • Vè hoa

    Hoa nhài thoang thoảng bay xa
    Mùi thơm khác hẳn, thật là có hương
    Hoa cúc không sợ thu sương
    Để màu ẩn dật, mùi hương đậm đà
    Hoa sen mùa hạ nở ra
    Ở bùn mà lại không pha sắc bùn
    Hoa mai chót vót đỉnh non
    Trắng như bông tuyết hãy còn kém xa
    Mẫu đơn phú quý gọi là
    Hải đường sắc đẹp nhưng mà không hương
    Hoa quỳ nhất ý hướng dương
    Hoa liễu trong trắng, trông thường như bông
    Phù dung mọc ở bên sông
    Hoa đào gặp được gió đông mới cười

  • Vè kiến

    Kiến lửa tập đoàn, kiến vàng ở ổ
    Cao đầu lớn cổ thiệt là kiến hùm
    Cắn chúng la um: kiến kim, kiến nhọt
    Nhỏ như con mọt thiệt là kiến hôi
    Động trời nó sôi: kiến cánh, kiến lửa
    Bò ngang, bò ngửa: kiến riện đơn chai
    Bò dông, bò dài, bò qua, bò lại
    Kiến đực nói phải, kiến cái làm khôn
    Rủ nhau lên cồn xoi hang lạch cạch
    Thuở xưa, trong sách Bàn Cổ sở phân
    Sanh ra chúng dân đỏ đen như kiến
    Ấu tử làm biếng chẳng có mẹ cha
    Không ai dạy la, nên không biết sợ

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Bánh hỏi
    Một đặc sản có mặt ở nhiều vùng khác nhau: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Sóc Trăng... Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Thường được ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi.

    Bánh hỏi thịt heo

    Bánh hỏi thịt heo

  2. Lạp xưởng
    Một món ăn làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Tên gọi “lạp xưởng” bắt nguồn từ cách đọc 臘腸 (lạp trường, nghĩa là ruột ướp) theo giọng Quảng Đông.

    Lạp xưởng

    Lạp xưởng

  3. Trong nghi thức cúng mụ (cúng đầy tháng), một người bồng đứa bé trên tay, vừa đung đưa vừa hát bài này.
  4. Tài tử giai nhân
    Người con trai có tài, người con gái có sắc. Chỉ những người tài sắc nói chung.

    Dập dìu tài tử giai nhân
    Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

    (Truyện Kiều)

  5. Thực vật
    Đồ ăn uống, đồ dùng sinh hoạt nói chung.
  6. Túc dụng
    Đủ dùng (từ Hán Việt).
  7. Cựu thời
    Thời trước, thời xưa (từ Hán Việt).
  8. Bộc
    Phơi bày, bộc bạch (từ Hán Việt).
  9. Nhi thinh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhi thinh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Xuân nhựt
    Xuân nhật, ngày xuân (từ Hán Việt).
  11. Ức
    Ham, muốn (từ cũ).
  12. Minh niên
    Năm nay (từ Hán Việt).
  13. Hỉ hạ
    Vui mừng, chung vui. Như hỉ hả, hể hả.
  14. Chốn quê mùa. Ở đây ý chỉ Bình Định.
  15. Huế
    Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đôthần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  16. Điện Quang
    Tên một hiệu pháo nổi tiếng ngày trước. Pháo Điện Quang tuy nhỏ nhưng nổ rất giòn giã, không có viên lép, xác pháo đều.

    Pháo Điện Quang

    Pháo Điện Quang

  17. Lôi đình
    Sấm sét (từ Hán Việt).
  18. Hung
    Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Tiêu xoay
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tiêu xoay, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  20. Ngún hừng
    Ngún (thường nói về lửa) là cháy ngầm; hừng là cháy phừng lên, dấy lên. Ngún hứng là chập chờn không đều lửa.
  21. Hắt
    Dứt khoát (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Đây là lời các gian hàng bán pháo Tết rao bằng cách hát theo điệu bài chòi, thường thấy ngày xưa ở chợ Gò (Tuy Phước, Bình Định). Chợ Gò ngày ấy mỗi dịp Tết lại bán pháo rất nhiều, nên còn gọi là chợ Pháo. Bài này do thi sĩ Sinh Hòa cung cấp, dẫn bởi Trần Đình Thái trong sách Ai có về Qui Nhơn (1973).
  23. Ngư lương
    Chỗ đắp bờ để nuôi cá (từ Hán Việt).
  24. Tử hổ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tử hổ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  25. Cá nục
    Một loại cá biển, có rất nhiều ở các vùng biển miền Trung. Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon như cá nục sốt cà, cá nục kho, cá nục hấp cuốn bánh tráng...

    Cá nục

    Cá nục

  26. Cá úc
    Một loài cá da trơn, chủ yếu sống ngoài biển, một số sống trong môi trường nước lợ hay ngọt, thường thấy ở khu vực ôn đới ấm và nhiệt đới. Cá úc được chế biến thành nhiều món đặc sản Nam Bộ.

    Cá úc

    Cá úc

  27. Cá thơm
    Một loại cá nước ngọt có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
  28. Cá thác lác
    Cũng gọi là cá thát lát hoặc cá phác lác, một loại cá nước ngọt rất thường gặp ở Trung và Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Cá thường được đánh bắt để làm chả cá thác lác - một đặc sản nổi tiếng - và các món ngon khác như lẩu cá, muối sả ớt, canh...

    Cá thác lác

    Cá thác lác

  29. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  30. Cá cơm
    Cũng gọi là cá duội (ruội) hay cá chi, một loại cá biển phổ biến ở Việt Nam, có thể chế biến thành các món ăn, phơi làm khô cá, hoặc làm nước mắm.

    Cá cơm

    Cá cơm

  31. Cá ngát
    Một loại cá sống ở biển và những vùng nước lợ, có da trơn, thân hình giống như con cá trê, đầu to có râu và hai chiếc ngạnh sắc nhọn hai bên, thân dài đuôi dẹt. Cá ngát khi đã trưởng thành thường to bằng cán dao đến cổ tay người lớn. Ngư dân đánh bắt cá ngát bằng cách giăng lưới hoặc câu nhưng hiệu quả nhất là giăng lưới ở những luồng nước đục, chảy nhẹ vì chỗ này thường có nhiều cá. Cá ngát có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là món canh chua cá ngát.

    Canh chua cá ngát

    Canh chua cá ngát

  32. Cá bã trầu
    Một loại cá biển thân dẹp, vẩy có màu hồng nhạt, mắt to. Cá cho thịt mềm, rất ngọt, được chế biến nhiều món ngon như nướng, chiên, nấu canh chua... Tùy vùng miền mà loại cá này có những cái tên khác nhau như cá thóc, cá mắt kiếng, cá trao tráo (hai tên sau có lẽ là dựa vào đặc điểm của mắt cá).

    Cá bã trầu

    Cá bã trầu

  33. Cổ đồ bát bửu
    Bức tranh cổ vẽ tám món đồ quý – xem thêm về Bát bửu.
  34. Ngũ sắc, bá huê
    Năm màu, trăm hoa.
  35. Tùng lộc
    Cây tùng và con nai. Tùng tượng trưng cho sức sống bền bỉ và tuổi thọ, còn nai tượng trưng cho địa vị (lộc cũng đồng âm với tài lộc), vì vậy tranh vẽ, tranh khắc gỗ, họa tiết gốm… trong dân gian thường vẽ tùng lộc.

    Tranh tùng lộc

    Tranh tùng lộc

  36. Giường hộc
    Loại giường phía dưới có hộc có thể kéo ra vào, để đựng quần áo, đồ đạc.
  37. Giường Tàu
    Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
  38. Gia chủ
    Chủ nhà (từ Hán Việt).
  39. Bài chòi
    Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”

    Một buổi hát bài chòi

    Một buổi hát bài chòi

    Xem hát bài chòi ở Hội An.

  40. Bài tới
    Một trò chơi bài rất phổ biến ở miền Trung ngày trước. Bộ bài 60 con chia làm ba pho, được chia cho hai phe, mỗi phe ba người, mỗi người lấy sáu con bài, xây bài trên tay. Người chọn đi bài, trước tiên rút một con bài bỏ ra, lệ cấm dùng các con bài có dấu triện đỏ (Ông ầm, Thái tử, Đỏ mỏ). Những tay bài khác, nếu có con bài giống con bài chợ (bài vừa được đánh ra) thì rút con ấy ra bắt và đi một con bài khác. Các tay bài khác lại tiếp tục bắt và đi cho đến khi có một tay bài tới là hết một ván bài. Tới bài tức là khi trên tay chỉ còn hai lá bài và lúc đó, người đi bài đã đi đúng tên một trong hai con bài mà mình đang chờ để tới.

    Bài chòi cũng dùng bộ bài này, nhưng chỉ chơi vào ngày Tết và không có tính ăn thua đỏ đen như bài tới.

  41. Dề
    Phương ngữ Trung Bộ, chỉ những thứ kết lại với nhau thành mảng lớn (một dề lục bình, một dề rác rến...)
  42. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  43. Dừng
    Thanh bằng tre nứa cài ngang dọc để trát vách.

    Vách đất trát lên tấm dừng

    Đất trát lên tấm dừng làm vách nhà

  44. Trợt
    Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  45. Sáo sậu
    Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.

    Sáo sậu

    Sáo sậu

  46. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  47. Mẫu đơn
    Một loại cây sống lâu năm, cho hoa rất to, đường kính đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng, do vậy hay được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô, gọi là mẫu đơn bì. Mẫu đơn còn được gọi là hoa phú quý, hoa vương, thiên hương quốc sắc...

    Hoa mẫu đơn

    Hoa mẫu đơn

  48. Hải đường
    Loài cây nhỡ, sống nhiều năm, họ Chè. Lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành; hoa có cuống dài, tràng hoa đỏ tía, nhiều nhị đực. Hoa nở vào dịp Tết Âm lịch, đẹp nhưng không thơm.

    Hoa hải đường

    Hoa hải đường

  49. Dã quỳ
    Còn có tên là cúc quỳ, sơn quỳ hoặc hướng dương dại, một loại cây cho hoa màu vàng mọc nhiều ở các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở nước ta, dã quỳ được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng, sau dần mọc hoang khắp các tỉnh Tây Nguyên.

    Hoa quỳ

    Hoa quỳ

  50. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  51. Phù dung
    Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).

    Hoa phù dung

    Hoa phù dung

  52. Câu này có lẽ lấy ý từ hai câu thơ của Thôi Hộ thời Đường:

    Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong

    Dịch:

    Mặt người giờ ở nơi nao?
    Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.

  53. Lục tàu xá
    Một món chè có nguồn gốc từ Trung Hoa. Theo tiếng Quảng Đông, lục tàu xá (lục đậu sa) có nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn, vì món này nấu từ đậu xanh xát vỏ, bột báng, trần bì, đường cát. Lục tàu xá có dạng đặc, màu vàng sánh, hiện vẫn được bán nhiều ở các khu vực có đông người Hoa sinh sống.

    Lục tàu xá

    Lục tàu xá

  54. Ngàn Sâu
    Một chi lưu chính của sông La, dài khoảng 131 km, bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao Thừa (cao 1.100 m) và núi Cũ Lân (cao 1.014 m) thuộc dãy núi Trường Sơn nằm trên địa bàn giáp ranh của hai tỉnh Hà TĩnhQuảng Bình. Sông chảy về hướng Bắc qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) rồi hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa (hay bến Tam Soa), huyện Đức Thọ tạo thành sông La.
  55. Ngàn Phố
    Một phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố
    Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau
    Nay mai những chuyến đò xuôi ngược
    Bưởi quê mình rời bến nối đuôi nhau...

    (Mùa hoa bưởi - Tô Hùng)

    Sông Ngàn Phố

    Sông Ngàn Phố

  56. Nứa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  57. Bụng báng
    Bụng to do nước ứ trong ổ bụng hoặc sưng lá lách.
  58. Gấy
    Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Cũng hiểu là vợ.
  59. Kiến lửa
    Loài kiến có đầu và thân màu đồng hoặc nâu, có râu hai nhánh rất đặc biệt. Kiến lửa thường làm ổ dưới đất, đá, cây mục... cắn đau, tạo mụn mủ.

    Kiến lửa

    Kiến lửa

  60. Kiến vàng
    Loài kiến nhỏ, màu vàng, đốt đau, làm tổ trên cây. Ở Tây Nguyên người ta dùng kiến vàng làm muối chấm với thịt nướng rất ngon.

    Kiến vàng

    Kiến vàng

  61. Kiến hùm
    Loại kiến lớn, thân màu đen, thường làm tổ trên các cây cao.
  62. Kiến gió
    Còn gọi kiến kim, loài kiến rất nhỏ, màu hơi đen, cắn rất đau, vết cắn thành mẩn to.
  63. Kiến nhọt
    Loại kiến có màu đen bóng, đốt rất đau và độc.
  64. Mọt
    Giống bọ cánh cứng có hàm khỏe, chuyên đục khoét tre, gỗ, ngũ cốc khô.

    Mọt gạo

    Mọt gạo

  65. Kiến hôi
    Loài kiến màu nâu hoặc đen, làm tổ dưới đất hoặc trên các cây ăn quả, thức ăn là các chất đường, mật. Kiến hôi có tên gọi như vậy do có một mùi hôi rất đặc trưng.

    Kiến hôi

  66. Kiến cánh
    Kiến chúa và kiến đực thường có cánh. Tới mùa sinh sản chúng bay đi tìm nơi giao phối và lập tổ kiến mới.

    Kiến cánh

    Kiến cánh

  67. Kiến riện
    Loại kiến có màu nâu đen, kích thước nhỏ khoảng đầu kim. Kiến riện thường làm tổ gây hại trên các loại cây ăn quả.

    Kiến riện

    Kiến riện

  68. Đơn chai
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đơn chai, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  69. Bàn Cổ
    Vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

    Chân dung Bàn Cổ trong sách Tam tài đồ hội (1609)

    Chân dung Bàn Cổ trong sách Tam tài đồ hội (1609)

  70. Sở phân
    Phân chia rõ ràng (từ Hán Việt).
  71. Ấu tử
    Trẻ con (từ Hán Việt).
  72. Bán chè lạng
    Buôn bán ế ẩm.
  73. Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn
    Trong buôn bán làm ăn, không được lãi cũng phải cố giữ cho được hoà vốn.
  74. Rậm
    Đông, nhiều, dày.
  75. Giã giấy
    Một công đoạn trong quá trình làm giấy dó. Vỏ cây dó được bào thành từng sợi, ngâm với nước vôi rồi đem giã nhuyễn thành bột giấy. Ngày nay công đoạn giã giấy được thay thế bằng máy xay.

    Giã dó ở Yên Thái

    Giã dó ở Yên Thái

  76. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  77. Buôn thất nghiệp, lãi quan viên
    Buôn bỏ ra ít vốn (như thất nghiệp) mà lại được nhiều lãi (như quan viên).
  78. Bắc Đẩu
    Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.

    Chòm sao Bắc Đẩu

    Cụm sao Bắc Đẩu

  79. Đầu đàn quan mốt, rốt đàn quan hai
    "Đầu đàn" là con được người mua lựa chọn trước nên bán trước, còn "rốt đàn" là con xấu nhất, nhỏ nhất, bán sau cùng. Do bán chạy nên càng về sau người bán càng nâng giá, ép giá, thành thử con to bán rẻ, con nhỏ bán đắt. Nghĩa bóng chỉ giá cả lộn xộn do hàng ít, khan hiếm (Hoàng Tuấn Công).
  80. Hồng thủy
    Nước lụt (từ chữ Hán 洪水 – nước lớn).
  81. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.