Nè em Tiên Bửu ôi
Nhớ em, chưa ăn xôi mà anh như gặp hồi no bụng
Chưa ăn bún mà anh cũng no hơi
Thương em quên đứng, quên ngồi
Ngứa đầu quên gãi, đứt ruột rồi quên đau.
Tìm kiếm "tương cà"
-
-
Nếm muỗng đường om, mùi thơm vị ngọt
-
Chiều chiều đổ lúa ra quây
-
Đêm khuya thức ngủ hỡi nàng
Dị bản
-
Quần anh thêu cù lần
-
Chàng làng cót két bụi tre
-
Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm
Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm
Anh phải lòng thầm ba bốn tháng nayDị bản
Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm,
Anh phải lòng thầm hơn mấy năm nay
Chừng nào cho được bắt tay
Gối luôn một gối dạ này mới ưng
-
Trăng lên soi bóng anh đi
Trăng lên soi bóng anh đi
Thấy chân anh bước, dạ em thì quặn đau -
Non cao vời vợi biển lớn mênh mông
-
Tui đau tương tư, ba tui chạy thuốc, chị tui suốt lá sầu đâu
-
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên chàng -
Má miếng bầu coi lâu muốn chửi
Dị bản
Má miếng bầu coi lâu càng thắm
Mặt chữ điền xấu lắm ai ơi
-
Bàn tay đỏ ửng như son
Bàn tay đỏ ửng như son
Không người danh tướng cũng con học hành -
Bàn tay ngang lại lắm lông
Bàn tay ngang lại lắm lông
Là người nhục dục ắt không phải vừa -
Đàn bà chân thẳng ống đồng
-
Đàn bà chưa nói đã cười
Đàn bà chưa nói đã cười
Lương duyên vất vả, cuộc đời truân chuyên -
Đàn ông mà kém bộ râu
-
Gò má mà chẳng cân phân
-
Hai môi không giữ kín răng
-
Kẻ nào trống giữa bàn chưn
Chú thích
-
- Ông Trượng - Tiên Bửu
- Tên một truyện thơ có nội dung xoay quanh hai nhân vật là ông Trượng - một lão già đã bảy mươi tuổi, và Tiên Bửu - một cô gái chèo đò tuổi vừa đôi tám. Bị lão già ve vãn, Tiên Bửu bực mình lắm, bèn chỉ chảo nước sôi, bảo lão chui vào đó để lột da thành trai trẻ đẹp, cốt ý muốn giết chết lão. Không ngờ lão không chết mà lại hóa thành chàng trai trẻ đẹp thật, làm điên đảo tâm hồn Tiên Bửu. Cô nàng trở lại theo ve vãn ông Trượng, nhưng ông Trượng -thật ra là một vị Tiên đội lốt xuống trần để thử lòng Tiên Bửu - đã bỏ cô lại mà bay về trời.
Truyện thơ Ông Trượng - Tiên Bửu rất nổi tiếng ở miền Nam ngày trước, đã được nhân dân chuyển thể thành hò, cải lương...
Xem một trích đoạn vọng cổ hài Ông Trượng - Tiên Bửu tại đây.
-
- Om
- Đun nấu nhỏ lửa cho thức ăn chín kĩ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Như tuồng
- Như có vẻ.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hỏa lò
- Cái lò lửa (từ Hán Việt).
-
- Chàng làng
- Còn được gọi là chim bách thanh, thằn lằn chó, hoặc chim quích. Gồm 12 loài khác nhau, có chiều dài thường từ 19cm đến 25cm. Mỏ hình móc câu, khỏe. Thức ăn là côn trùng, có khi ăn cả chim nhỏ, ếch nhái, chuột nhỏ. Chàng làng có tập tính treo thức ăn lên cành cây hoặc bụi cây có gai. Có người cho rằng chúng làm vậy nhằm để dành thức ăn. Lại có người cho rằng, qua quan sát tỉ mỉ, họ nhận thấy chúng làm vậy chẳng qua theo thói quen, không phải để dành dụm, vì sau đó chúng không động đến những thức ăn đã treo nơi đó. Chàng làng có tiếng hót khá đa dạng, chúng có thể học và nhại lại tiếng hót của một số loài chim khác.
-
- Hồng quần
- Cái quần màu đỏ. Ngày xưa bên Trung Hoa phữ nữ thường mặc quần màu đỏ, nên chữ "hồng quần" còn được dùng để chỉ phụ nữ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Suốt
- Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Ống đồng
- Ống quyển, cẳng chân.
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Cân phân
- Bằng nhau, đồng đều.
-
- Yểu tướng
- Tướng chết non, chết sớm (từ Hán Việt).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).