Tìm kiếm "răng rứa"
-
-
Anh ở làm răng mà lăng nhăng líu nhíu
-
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
-
Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng Lăng ăn tắc cổ
-
Bần thần không biết thương ai
-
Đi đâu đào liễu một mình
Đi đâu đào liễu một mình
Hai vai gánh nặng, nhật trình đường xa
Áo nâu xếp ở trong nhà
Khăn vuông nhiễu tím phất phơ đội đầu
Yếm điều em vẫn còn mầu
Răng đen da trắng mái đầu còn xanh
Mà em ở vậy sao đành
Sao em chẳng kiếm chút tình cùng ai
Sách rằng xuân bất tái laiDị bản
Đào liễu em ơi một mình
Đôi vai gánh chữ chung tình đường xa
Tấm áo nâu xếp nếp em để trong nhà
Ba vuông khăn tím phất phơ em đội đầu
Tấm yếm đào sao khéo giữ màu
Răng đen rưng rức, mái đầu em hãy còn xanh
Ấy thế mà sao em ở vậy cho nó đành
Sao em chẳng kiếm chút chồng lành kẻo miệng thế mỉa mai?
Sách có chữ rằng: Xuân bất tái lai
Video
-
Biết làm răng gửi đặng lời thề
-
Chàng liều mình chàng như con không đẻ
-
Sáu giờ còn ở kinh đô
Sáu giờ còn ở kinh đô
Chín giờ xe lửa đã vô cửa Hàn
Mười giờ bước xuống xà-lan
Bóp bụng mà chịu nát gan trăm bề
Lên tàu còi nổi xúp-lê
Khoác khăn xếp lại, em về nuôi con
Đầu hè có buồng chuối non
Để dành sáo ghế cho con ăn lần
Khoai từ, khoai chói, khoai nần
Với một vạc bắp trước sân chưa già
Có hũ sắn luộc trong nhà
Để dành lần lữa cho qua tháng ngày
Bớ em ơi!
Ráng mà nuôi con chim chuyền cho nó biết lượn biết bay
Mai sau anh có thác em biểu hắn nhớ cái ngày anh đi -
Mùa về lại nhớ cót Giàng
-
Vè lính mộ
Tai nghe nhà nước mộ dân,
những lo những sợ chín mười phần em ôi.
Anh đi ra mặt biển chưn trời,
ơn cha nghĩa mẹ hai nơi chưa đền.
Dầu mà ông Tây bắt làm phên,
nhất thắng nhì bại, không quên cái nghĩa sinh thành.
Xót em vò võ một mình,
anh đi ra biển thẳm non xanh tư bề.
Vai mang khẩu súng lưng dắt lưỡi lê,
thôi thiếp bồng con dại lui về mần ăn.
Ví dầu anh có mần răng,
nơi mô xứng gió vừa trăng em đành.
Phận chàng vạn tử nhứt sanh,
trên thời mây đen kịt, dưới nước xanh dờn dờn.
Tư bề sóng bể như sơn,
đau lòng xót dạ nhiều cơn lắm bớ nàng.
Trăm lạy ông trời đặng chữ bình an,
đóng lon chức Đội về làng hiển vinh.
Làm thịt con heo quy tế tại đình,
rượu chè chàng đãi dân tình một diên.
Tay bắt tay miệng lại hỏi liền:
anh đi ra mấy tháng em có phiền hay không.
Bảy giờ mai bước xuống tàu đồng,
tối tăm mù mịt như rồng với mây.
Hai bên những lính cùng Tây,
quân gia kéo tới chở đầy tàu binh… -
Nhác trông thấy núi bên kia
Nhác trông thấy núi bên kia
Có hòn đá tảng có bia lưu truyền
Nhác trông anh khóa có duyên
Má lúm đồng tiền, da trắng phau phau
Nhác trông anh khóa có màu
Răng đen nhưng nhức như màu hạt dưa
Hỏi rằng anh vợ con chưa?
Thấy anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
Thấy anh cầm gióng mía con dao
Mía ngon, dao bén, tiện nào tiện hơn
Chuồn chuồn mắc búi tơ vương
Đã trót dan díu thì thương nhau cùng -
Anh sắm cho em một cái khăn cha chả là đỏ
Anh sắm cho em một cái khăn cha chả là đỏ
Một cái áo vải nhỏ thôi lại cổ kiềng
Răng đến chừ em lại có tình riêng
Anh đón đường kiệt lộ đòi lại liền áo khăn
– Trà Ô Long em phong giấy lại
Rượu Kim Cúc anh uống em đậy em dằn
Thịt heo rừng bóp tái, thịt heo nái xào lăn
Anh đi lên anh uống, anh đi xuống anh ăn
Bao nhiêu lọn tóc, áo khăn em khấu trừ! -
Thùng thùng trống đánh quân sang
-
Dãy dọc tòa ngang
Dãy dọc tòa ngang
Giàu sang có số
Kim Long, Nam Phổ
Nước đổ về Sình
Đôi đứa mình chút nghĩa ba sinh
Có làm răng đi nữa, cũng không đành bỏ nhauDị bản
-
Bánh cả mâm sao em kêu rằng bánh ít
– Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít
Trầu cả chợ răng nói trầu không
Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi
– Chuối không qua Tây răng gọi là chuối sứ
Cây không biết chữ răng gọi là thông
Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhiDị bản
-
Thư gửi chồng
Jê-cờ-ri một bức tình thư,
Ăng-voa, thăm hỏi me-xừ di-đăng
Tú xon gạt nước mắt than rằng:
Cô-song cái phận lăng nhăng nhỡ nhàng.
Đờ-puy thiếp bén duyên chàng,
Nô-xờ chưa được một bàn tiệc vui.
Ê-loa-nhê ai khéo giục xui,
Cu-tô ai nỡ cắt mùi nguyệt hoa
La cua mút mọc, luyn tà,
La săm biết lấy ai là a-mi
Lạnh lùng mảnh áo sơ-mi
Năm canh trằn trọc lơ li một mình.
A-mi ai có thấu tình,
Để cho đến nỗi thân mình biếng ba
Pơ-răng qua để làm quà,
Jê-cơ-ri uyn lét để mà ca-đô
Tự ngày bước xuống ba-tô
Lác-mơ nó chảy như hồ Trúc Yên
Xi vu lét-xê moa tiền,
Thì moa cũng chẳng được yên bông cờ
Tiện lời thăm hỏi ta xơ,
Cùng cả gia quyến ơ-rơ thanh nhàn.
Lơ roa Thành Thái Annam
23 tháng Tám bước sang tháng Mười
Tên em là Nguyễn Thị Thời. -
Rằng xa, cửa ngõ cũng xa
Dị bản
Dù xa vạn dặm cũng xa
Dù gần Vĩnh Điện La Qua cũng gần
Video
-
Rạng ngày vác cuốc ra đồng
-
Răng to mắt xếch người lùn
Răng to mắt xếch người lùn
Bay quen ác độc lại còn khoe hay
Ngô tao đang tốt xanh cây
Bay đem bắt nhổ cấy đay điền vào
Lúa, bông, lạc của dân tao
Bay cướp, bay giật, bay nào tha chi
Đi bộ bay chẳng muốn đi
Bay bắt phu kéo, bay thì quỵt công
Vác gươm hống hách đi rong
Buồn mồm chén phở, bay không trả tiền
Nhà tao con nối cha truyền
Bay vào bay ở, bay liền đuổi ra
Bay vơ mâm, bắt lợn gà
Bay hiếp con gái bà già xôn xao
Bay thù gì tổ tiên tao
Chết rồi bay vẫn còn đào mả lên
Đình chùa, nghè miếu thiêng liêng
Tiện đường bay đạp, chả kiêng chỗ nào
Tội bay ác độc là bao
Phải đâm, phải chém, phải cào mặt bay!
Chú thích
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Chim ra ràng
- Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
-
- Gái mãn tang
- Gái vừa hết tang chồng.
-
- Gà giò
- Gà trống mới lớn, còn non.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lịu địu
- Trạng thái bận bịu do phải đeo mang và bị níu kéo nhiều. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng "Lịu địu:
- đa đoan, bận rộn, không rảnh
- bận bịu, vướng víu."
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Tre non đuôi én
- Tre đẹp nhưng còn non, chưa sử dụng được.
-
- Tràng
- Đồ đan bằng tre, lòng nông, có vành (như cái mẹt).
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Thọ Hạc
- Địa danh nay thuộc xã Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa. Vào thời cuối Lê đầu Nguyễn, đây là tên chung cả ba đơn vị, ba cấp hành chính cơ sở: thôn Thọ Hạc, xã Thọ Hạc, tổng Thọ Hạc thuộc huyện Đông Sơn.
-
- Linh Lộ
- Tên Nôm là làng Lăng, một ngôi làng nằm trên địa phận xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
-
- Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng Lăng ăn tắc cổ
- Cà làng Hạc rất giòn, khi cắn thì nghe tiếng vỡ ra (như gãy răng). Khoai làng Lăng nhiều bột, khi ăn dễ bị nghẹn (tắc cổ). Câu này khen sản vật cà và khoai ở hai làng này.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nhật trình
- Hành trình trong một ngày, khoảng cách đi được trong một ngày.
Vài ngày huyện vụ giao xong,
Ra thành lên kiệu, thẳng giong nhật trình.(Nhị Độ Mai)
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Xuân bất tái lai
- Tuổi trẻ không quay trở lại.
-
- Vuông
- Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
-
- Màu đào
- Màu đỏ phơn phớt như màu hoa đào.
-
- Thế
- Đời, thế gian (từ Hán Việt).
Tay bé khôn bưng vừa miệng thế,
Giãi lòng ngay thảo, cậy thiên tri.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Cớ mần răng
- Cớ làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lịnh
- Lệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Gia nương
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đẻ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Xà lan
- Cũng viết là sà lan, từ tiếng Pháp chaland, phương tiện vận tải đường thủy có đáy bằng, thường được dùng ở sông, kênh đào và bến cảng.
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Ghế
- Độn (cho khoai, sắn, bắp... vào nồi cơm, thường là để tiết kiệm gạo).
-
- Khoai chói
- Một loại khoai trước đây được trồng nhiều ở các vùng quê Quảng Nam.
-
- Ráng
- Cố gắng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Dương Xá
- Tên Nôm là làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Làng nằm bên dòng sông Mã, cạnh ngã ba Đầu. Đây là quê hương của Dương Đình Nghệ, người anh hùng đã khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm, và là bố vợ của Ngô Quyền.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vạn tử nhất sinh
- Vạn phần chết, một phần sống (thành ngữ Hán Việt).
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Quy tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quy tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Diên
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Khóa sinh
- Học trò đã đỗ khảo khóa (kỳ thi sát hạch ở địa phương) thời phong kiến.
-
- Gióng
- Có nơi nói là lóng, là một khoảng giữa hai đốt của thân cây có đốt như tre hay mía.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Cha chả
- Thán từ dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Áo cổ kiềng
- Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đường kiệt
- Đường hẻm nhỏ (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trà Ô Long
- Một loại trà ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tùy vào thành phần và cách chế biến mà trà có nhiều hương vị rất khác nhau.
-
- Rượu cúc
- Tên Hán Việt là hoàng hoa tửu, một loại rượu chưng cất từ hoa cúc, được người xưa xem là rượu quý dành cho người biết hưởng thụ.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
(Cảm Tết - Tú Xương)
-
- Chợ Già
- Tên một cái chợ cũ nay thuộc xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Quán Nam
- Một địa danh thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Phía Nam thành phố Thanh Hóa ngày nay cũng có một cây cầu gọi là cầu Quán Nam.
-
- Trinh Sơn
- Tên nôm là làng Chiêng, nay thuộc địa phận xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đặc sản bún gọi là bún làng Chiêng. Bến đò ở đây cũng gọi là bến Chiêng.
-
- Đông Thổ
- Địa danh thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
-
- Đình Hương
- Tên một làng thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Hiện nay ở Thanh Hóa có đường và chợ mang tên này.
-
- Quang Trung Nguyễn Huệ
- (1753 – 1792) Người anh hùng áo vải của dân tộc ta, người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai vương triều chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là một trong những nhà chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử, với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào.
-
- Kim Long
- Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Nam Phổ
- Còn gọi là Nam Phố, tên một làng nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh canh Nam Phổ. Trước đây ở vùng đất này cũng có nghề trồng cau truyền thống - cau Nam Phổ là một trong những sản vật tiêu biểu của Phú Xuân-Thuận Hóa ngày xưa.
-
- Làng Sình
- Còn gọi là làng Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Ngã ba Sình
- Ngã ba sông nơi gặp nhau giữa sông Hương và sông Bồ trước khi xuôi về phá Tam Giang đổ ra biển. Đây cũng là nơi sinh tụ của nhiều làng nghề như tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên cùng với các hoạt động văn hóa đặc sắc. Video về Ngã ba Sình
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chuối sứ
- Có nơi gọi là chuối tây hoặc chuối xiêm, một giống chuối cho quả mập và ngắn, có thể ăn tươi, ép sấy khô, hoặc nấu canh.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Jê-cờ-ri
- Tôi viết (từ tiếng Pháp J'écris).
-
- Ăng-voa
- Gửi (từ tiếng Pháp envoie).
-
- Me xừ
- Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
-
- Tú xon
- Cô đơn, một mình (từ tiếng Pháp tout seul).
-
- Cô soong
- Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
-
- Đờ-puy
- Từ khi (từ tiếng Pháp depuis).
-
- Nô-xờ
- Tiệc cưới (từ tiếng Pháp noce).
-
- Ê-loa-nhê
- Xa cách (từ tiếng Pháp éloigné).
-
- Cu-tô
- Con dao (từ tiếng Pháp couteau).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- La cua
- Cái sân (từ tiếng Pháp la cour).
-
- Mút
- Rêu (từ tiếng Pháp mousse).
-
- Luyn
- Mặt trăng (từ tiếng Pháp lune).
-
- La săm
- Buồng (từ tiếng Pháp la chambre).
-
- A-mi
- Bạn thân, bạn gái (từ tiếng Pháp amie).
-
- Sơ-mi
- Nghĩa gốc là áo lót (từ tiếng Pháp chemise). Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Lơ li
- Cái giường (từ tiếng Pháp le lit).
-
- Biếng ba
- Xanh xao (từ tiếng Pháp bien pale).
-
- Pơ-răng qua
- Lấy gì (từ tiếng Pháp prendre quoi).
-
- Uyn lét
- Một lá thư (từ tiếng Pháp une lettre).
-
- Ca-đô
- Quà (từ tiếng Pháp cadeau).
-
- Ba-tô
- Tàu thủy (từ tiếng Pháp bateau).
-
- Lác-mơ
- Nước mắt (từ tiếng Pháp larme).
-
- Hồ Trúc Bạch
- Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).
-
- Xi vu lét-xê moa
- Nếu anh để lại cho tôi (từ tiếng Pháp si vous laissez moi).
-
- Bông cờ
- Lòng tốt (từ tiếng Pháp bon cœur).
-
- Ta xơ
- Chị gái của anh (từ tiếng Pháp ta sœur).
-
- Ơ-rơ
- Sung sướng (từ tiếng Pháp heureux).
-
- Lơ roa
- Vua (từ tiếng Pháp le roi).
-
- Thành Thái
- (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.
-
- Vĩnh Điện
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- La Qua
- Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Mấy nao
- Bao nhiêu.
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Xe kéo
- Cũng gọi là xe tay, một loại xe hai bánh do một người kéo, thường dùng để chở khách. Xe kéo xuất hiện ở nước ta vào khoảng cuối thế kỉ 19, do người Pháp đem qua, và đã trở thành biểu tượng cho sự phân biệt giai cấp, người bóc lột người trong xã hội Pháp thuộc. Sau 1945, xe kéo bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
Hàng xóm khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay
(Mồng hai Tết viếng cô Ký - Tú Xương)
-
- Nghè
- Một hình thức của đền miếu. Nghè có thể là nơi thờ thành hoàng ở làng nhỏ được tách ra từ làng gốc, cũng có thể là một ngôi đền nhỏ ở một thôn nhằm thuận tiện cho dân sở tại trong sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính của làng xã khó đáp ứng nhu cầu thờ cúng thường nhật.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, chính phủ Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc Xã, phải đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Đông Dương. Trong thời kì cai trị ở nước ta (1940 - 1945), các chính sách cai trị của quân đội Nhật đã khiến đời sống người dân thêm cơ cực, và đặc biệt góp phần gây nên nạn đói khủng khiếp từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 (nạn đói năm Ất Dậu), làm từ nửa triệu đến hai triệu người chết đói. Bài ca dao này có lẽ ra đời vào khoảng thời gian này.