Sống thì sống đủ một trăm
Chết thì chết đúng hai nhăm tháng mười
Tìm kiếm "mưa"
-
-
Thân em như hạt mưa rào
-
Cái nón của chàng đẹp lắm chàng ơi
Cái nón của chàng đẹp lắm chàng ơi
Chàng cho thiếp mượn che trời nắng mưa
Nón chàng thiếp đội cũng vừa
Cái nón cũng đẹp, cái tua cũng giòn -
Chiêm xong lại đến vụ mùa
-
Lập thu mới cấy lúa mùa
Lập thu mới cấy lúa mùa
Khác nào hương khói lên chùa cầu con -
Trời mưa thì mặc trời mưa
-
Chiêm thối cỏ, mùa nỏ đất
-
Chiêm cấy to tẽ, mùa cấy nhẻ con
Chiêm cấy to tẽ
Mùa cấy nhẻ con -
Đò đầy không đi thì trưa,
-
Bên kia là một rừng mua
-
Nắng bao lâu dây bầu không héo
Dị bản
Nắng bấy lâu dây bầu không héo
Đám mưa sụt sùi, bầu héo bầu khô
-
Em buôn trầu kể mớ bán trăm
-
Chiêm Nam, mùa Bắc
-
Chiêm chấp chới, mùa đợi nhau
Dị bản
Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau
-
Thương anh dầu dãi nắng mưa
Thương anh dầu dãi nắng mưa,
Hết khơi ruộng thấp lại bừa ruộng cao -
Hễ mà hoa quả được mùa
-
Nhất buổi trưa nhì trời mưa
-
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
-
Tạnh trời mây kéo về non
Tạnh trời mây kéo về non
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưaDị bản
Tạnh trời, mây kéo về non
Nhìn xa cây cỏ, lòng còn trông mưaTạnh trời mây kéo về non
Thẹn thùng cây cỏ vẫn còn trông mưa
-
Vì sương nên núi bạc đầu
Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu bởi mưa
Chú thích
-
- Theo tác giả Đỗ Đức: Hai nhăm tháng mười “là ngày bắt đầu có cơm mới, khi mùa màng thu hoạch xong, rơm lên đống, thóc vào bồ.” (Từ câu ca dao — Thanh Niên Online, 10/08/2014).
-
- Đài các
- Từ chữ Hán đài 臺: lầu cao, và các 閣: tầng gác. Chỉ những chỗ cao sang, quyền quý.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đụt
- Trú mưa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Cửu Chùa.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Chiêm chấp chới, mùa đợi nhau
- Lúa chiêm hễ cấy trước là trổ trước (“chấp chới” giữa những thửa chưa trổ). Trong khi đó, lúa mùa dù cấy sớm hay muộn lại chờ đến dịp mới đồng loạt trổ cờ (cứ như là đợi nhau vậy).
-
- Cơ trời đất
- Cơ nghĩa là "máy." Người xưa quan niệm trời đất là một cỗ máy, vì vậy có từ "thiên cơ" nghĩa là máy trời.
-
- Nhất buổi trưa, nhì trời mưa
- Hai thời điểm dễ khiến người ta rạo rực, hứng tình (quan niệm dân gian).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.