Bông lan, bông lí, bông lài
Phù dung, vạn thọ, nở ngày, bông trang
Tìm kiếm "lai quy"
-
-
Tai nghe lịnh cấm hoa tai
Tai nghe lịnh cấm hoa tai
Em đeo hoa lý, hoa lài cũng xinh -
Chiều chiều ra đứng bờ sông
-
Cứ đêm đêm tôi nằm tôi vuốt bụng tôi gọi trời
Cứ đêm đêm tôi nằm tôi vuốt bụng tôi gọi trời
Xin ông thí bỏ cho tôi chút chồng
Tôi về tôi làm lễ tế ông
Mổ con bò béo, ông cho tôi lấy đức ông chồng cho nó to
Bõ công tôi mượn chú lái đi mổ bò -
Em ơi chớ lấy quân buôn
Em ơi chớ lấy quân buôn
Khi vui nó ở, khi buồn nó đi -
Chê đây mà đi lấy đâu
Chê đây mà đi lấy đâu
Lấy được chồng giàu, ta cũng mừng cho
Hay là lấy phải lái đò
Lênh đênh mặt nước, ai lo cho mình -
Hai tay em bưng hộp thuốc, khay trầu
-
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không thành chồng vợ cũng đón đưa trọn niềm -
Cô là cô gái bên sông
Cô là cô gái bên sông
Cô muốn bỏ chồng đi lấy ông sư
Gặp sư mười năm, mười tư
Đến ngày mười sáu thì sư bỏ chùa
Ai ngờ cô lại mắc lừa
Vào tay lái muối nó đưa xuống thuyền
Than cái duyên, trách cái duyên
Thôi mặc con thuyền cho nó lênh đênh -
Cơm hai bát, bát ăn bát để
-
Nào ai cấm chợ ngăn sông
Nào ai cấm chợ ngăn sông
Ai cấm chú lái thông đồng con buônDị bản
Nào ai cấm chợ ngăn đò,
Nào ai cấm lái hẹn hò đi buôn.
-
Vãng vãng, lai lai thường ngày đối diện
Dị bản
Vãng lai thường ngày đối diện
Muốn phân đôi lời sợ miệng thế gian
-
Cha mẹ sinh ra tuổi đà lên tám
-
Hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai
Dị bản
Bĩ cực thái lai
Gian nan vất vả hết rồi
qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai
-
Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ
Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ
-
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu -
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi
Bộ chi bộ xấu, bộ tồi
Đã ăn hối lộ, còn đòi vú nonDị bản
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi
-
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp đừng lộ tiếng ai hay
Miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Cực chàng chín rưỡi khổ thiếp đây mười phầnDị bản
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp chờ lộ tiếng ai hay
Kẻo cái miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Xấu em đi một nửa, chàng gầy một phân
-
Tưởng rằng đường vắng hát chơi
Tưởng rằng đường vắng hát chơi
Ai ngờ đường vắng có người vãng lai -
Tiền vào quan như than vào lò
Tiền vào quan như than vào lò
Dị bản
Của vào quan như than vào lò.
Chú thích
-
- Lan
- Tên chung của một họ cây thân thảo lưu niên, thường cho hoa đẹp, do đó được trồng rất phổ biến. Hoa lan rất đa dạng về màu sắc và hình dạng, nhưng hoa của tất cả những loài lan đều có cấu tạo gồm ba lá đài và ba cánh hoa, trong đó có một cánh môi, luôn to hơn và có hình dạng rất khác hai cánh hoa còn lại. Vì ba lá đài của hoa lan khá giống với những cánh hoa chính nên thường có sự nhầm lẫn là hoa lan có sáu cánh. Hoa lan thường được chia làm phong lan, sống trên những thân gỗ mục lơ lửng trên cao, và địa lan, mọc trên lớp đất mùn. Hoa lan ưa nơi râm mát và độ ẩm cao nên những khu rừng và cao nguyên ở nước ta như Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Yên Bái, Sa Pa là nơi sống của nhiều loài lan quý như giả hạc, ngọc điểm, lan hài, ...
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Phù dung
- Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
-
- Vạn thọ
- Một loài cây họ cúc, hoa thường có màu vàng hoặc cam, có rất nhiều cánh. Vì "vạn thọ" có thể dịch thoát ý là "sống thọ một vạn năm," nên hoa vạn thọ thường được nhân dân ta dùng trong các dịp Tết hoặc lễ cúng.
-
- Nở ngày
- Một loài cây thân cỏ lâu năm, cho hoa màu tím. Cây nở ngày thường được trồng làm cây cảnh, ngoài ra còn có thể dùng làm thuốc trị hen và các chứng ho.
-
- Trang
- Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Khuê Cầu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Khuê Cầu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đánh quay
- Một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Người chơi dùng một sợi dây quấn quanh con quay, sau đó bổ (lăng, giật) thật nhanh để con quay xoay càng nhiều vòng trước khi đổ càng tốt. Con quay có thể làm bằng gỗ, sừng, chũm cau, hạt nhãn, hạt vải, hạt mít, đất sét...
Ngày xưa vào những ngày lễ Tết thường tổ chức đánh quay, có thể có tranh đua ăn tiền.
Tùy theo địa phương mà trò này có các tên khác là đánh vụ, đánh gụ hoặc đánh cù. Con quay cũng có các tên tương ứng là bông vụ, con gụ hoặc con cù.
-
- Áo cổ kiềng
- Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Cố
- Giao tài sản (đồ đạc, ruộng đất...) cho người khác để làm tin.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Sông Lại Giang
- Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Nhộn nhàng
- Rộn ràng.
-
- Lai hoàn cựu đô
- Quay về kinh đô cũ.
-
- Kinh Dịch có 64 quẻ, trong đó có quẻ bĩ và quẻ thái. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc, không thuận lợi, quẻ thái tượng trưng cho sự thuận lợi, hanh thông. Câu này có nghĩa khi nào sự bế tắc đến cùng cực (bĩ cực) thì sự hanh thông, thuận lợi sẽ tới (thái lai). Câu này nói ý hết khổ đến sướng, giống như câu “khổ tận cam lai” (khổ là đắng, cam là ngọt, đến tận cùng của sự cay đắng thì thời ngọt bùi sẽ tới).
-
- Bộ Hộ
- Một trong sáu cơ quan hành chính thời phong kiến (lục bộ) tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Hộ tùy theo triều đại mà giữ các việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt, chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải nhà nước. Đứng đầu bộ Hộ là Thượng thư bộ Hộ.
-
- Bộ Hình
- Một trong sáu cơ quan hành chính thời phong kiến (lục bộ) tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Hình giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình. Đứng đầu bộ Hình là Thượng thư bộ Hình.
-
- Thài lai
- Còn nói thày lay, xen vào việc của người khác không liên quan đến mình (phương ngữ Nam Bộ).