Tìm kiếm "Văn điển"
-
-
Con cháu Ngự Mai văn tài võ giỏi
-
Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
-
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Công anh dan díu với nàng đã lâu.
Bây giờ nàng lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau ngàn vàng.
Trăm cau để thết họ hàng,
Ngàn vàng anh đốt giải oan lời thề.Dị bản
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu.
Bây giờ cô lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau, nghìn vàng.
Năm trăm anh đốt cho nàng,
Còn năm trăm nữa giải oan lời thề.
Xưa kia nói nói, thề thề,
Bây giờ bẻ khóa, trao chìa cho ai?
Bây giờ nàng đã nghe ai?
Gặp anh ghé nón, chạm vai chẳng chào?
-
Anh về dưới Vạn ăn dưa
-
Chị bảo tôi lấy làm Hai
Chị bảo tôi lấy làm Hai
Suốt một đêm dài chị nói vân vi
Nhà chị chẳng thiếu thứ chi
Muốn mặc của gì chị sắm cho ngay
Bây giờ chị gọi: bớ Hai!
Mau mau trở dậy thái khoai đâm bèo
Thưa chị: cám bã còn nhiều
Rau khoai em thái từ chiều hôm qua
Xin chị cứ ở trong nhà
Nồi cơm ấm nước đã là có em
Đêm đêm chị nổi cơn ghen
Chị phá bức thuận, chị len mình vào
Tay chị cầm một con dao
Chị nổi máu hồng bào, nhà cửa tan hoang
Hầm hầm mặt đỏ như vang
Chị la, năm bảy xã làng đổ ra -
Anh buồn vì nỗi vân vi
Anh buồn vì nỗi vân vi
Bạc lộn với chì, đôi chẳng xứng đôi -
Sông sâu sào vắn khó dò
-
Canh khuya trăng khóc trên đồi
-
Giàn hoa bể cạn nước đầy
-
Anh ngả tay cho em đề bốn chữ Vạn thọ vô cương
-
Khó dễ em bảo anh rằng
Khó dễ em bảo anh rằng
Anh sang làm rể chắn đăng từ rày
Những chiều nước cạn ban ngày
Dù mà cá đến chạm tay không thèm
Những chiều nước cạn bắt đêm
Hỏi em bắt đóm hay em mò thầm
Đến đây gặp bạn tri âm
Cá gầu em có dám cầm hay không
Bây giờ vợ mới gặp chồng
Đầu con nước kém chắn không được gì
Ngồi rồi kể chuyện vân vi
Chờ cho nước sổ anh thì chắn đăng. -
Ai đi đàng ấy mặc ai
Dị bản
-
Chàng về Vạn Vạc chàng ơi
Dị bản
Chàng đi Vạn Hoạch chàng ơi
Con chàng bỏ lại, ai nuôi cho chàng?
-
Ai ra Vạn Giã
-
Đôi ta quấn quýt tơ vương
-
Chữ rằng: vấn tổ tầm tông
-
Đó đủ đôi cùng ngồi một ngựa
-
Văn Lang có một con lươn
-
Muốn trong bậu uống nước dừa
Chú thích
-
- Khánh Vân
- Tên một làng cũ nổi tiếng với nghề thợ hồ, sau sát nhập với làng Thanh Đơn thành làng Thanh Vân, thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
-
- Lê Văn Mai
- Sinh năm 1843, người làng Vĩ Khánh, nay thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam . Ông thi đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn, năm Tự Đức thứ 21 (1868), được bổ làm quan Ngự sử, nên dân gian gọi là Ngự Mai. Khi Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phe chủ chiến, hợp sức cùng Đinh Công Tráng đánh giặc. Ngày 18/12/1886 ông hi sinh trong một trận đánh. Hiện nay ở xã Liêm Túc vẫn còn bia mộ của ông.
-
- Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
- Giường bệnh xá thì rất nhiều nguời đã nằm, má văn công thì chìa ra cho rất nhiều người hôn, mông bộ đội thì đâu cũng ngồi được. Đây là câu nói vui thời bao cấp.
-
- Đồng tiền Vạn Lịch
- Một loại tiền đúc thời Vạn Lịch nhà Minh. Vạn Lịch là niên hiệu duy nhất của vua Minh Thần Tông, trị vì Trung Quốc từ năm 1572 đến năm 1620.
-
- Vạn
- Một làng chài nay thuộc xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Chụt
- Tên một làng nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Bức thuận
- Bức vách ngăn giữa các gian, phòng trong những công trình cổ, thường được chạm trổ tinh xảo để trang trí.
-
- Máu hồng bào
- Máu ghen.
-
- Tô mộc
- Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vạn thọ vô cương
- Thọ vạn năm chẳng cùng. Đây là lời chúc thọ.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kẻ Dặm
- Tên chữ là Văn Tập, một làng nay thuộc xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nằm dưới chân lèn Hai Vai. Người dân nơi đây sống bằng nghề đục đá, nấu vôi.
-
- Đồng Lèn
- Tên cánh đồng dưới chân lèn Hai Vai, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Vạn Hà
- Cũng gọi là Vãn Hà, gọi tắt là Vạn, một ngôi làng thuộc huyện Thụy Nguyên, thừa tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê; sau Cách mạng tháng Tám (1945) là làng Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa và nay thuộc tiểu khu 8, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương của Nguyễn Quán Nho, một vị quan thời Lê trung hưng.
-
- Vạc
- Một làng nay thuộc xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Câu ca dao này là lời nhân dân khóc thương tể tướng Nguyễn Quán Nho.
-
- Vạn Giã
- Một địa danh nay là thị trấn của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vạn Giã là vựa lúa lớn nhất tỉnh Khánh Hoà. Về du lịch, nơi đây có chùa Tổ đình Linh Sơn gần 300 tuổi, hằng năm có rất nhiều khách thập phương về dự lễ hội. Vịnh Vân Phong và bãi biển Đại Lãnh cũng thuộc khu vực này.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Vấn tổ tầm tông
- Hỏi những người cao tuổi có quan hệ huyết thống hay tra cứu từ những tộc phả, gia phả, lời di huấn, sách vở v.v. để tìm hiểu về gốc tích của một dòng họ.
-
- Bộ ngựa
- Gọi tắt là ngựa, còn gọi là phản hay bộ ván (phương ngữ Nam Bộ), đồ dùng để nằm, gồm hai hay ba tấm ván dày ghép lại với nhau bằng mộng. Bộ ngựa được kê trên hai phiến gỗ dài, có hai chân ở hai đầu, miền Bắc gọi là cái mễ, miền Nam gọi là cái chân bò.
-
- Văn Lang
- Tên một làng nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Người dân Văn Lang nổi tiếng với tài nói khoác, sáng tác và kể chuyện cười.
-
- Lang vân
- Lang chạ, trắc nết.