Người ta có năm có mười thì tốt
Còn tôi sao có một vô duyên
Giận cá chém thớt sao nên
Dâu hiền nên gái, rể hiền nên trai
Tìm kiếm "đầu rau"
-
-
Anh về ở ngoải chi lâu
-
Đầu hôm em mắc tằm dâu
Đầu hôm em mắc tằm dâu
Nghe chàng than mãi em ra đỡ vài câu ân tình -
Dầu cù là hiệu Ông Tiên
Dị bản
Dầu cù là hiệu Ông Tiên
Xức vô một miếng thì điên tới già
-
Dầu mưa dầu gió mặc dầu
-
Lửa cháy còn đổ dầu thêm
Lửa cháy còn đổ dầu thêm
Kẻ can chưa được, người chêm mãi vào -
Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng
-
Đãi bôi kia hỡi đãi bôi
-
Nương dâu xanh thắm quê mình
-
Núi Truồi ai đắp nên cao
-
Bong bóng bay như nhựa dầu lai
-
Chễm chệ như rể bà goá
Chễm chệ như rể bà goá
-
Đầu đít một tấc
-
Năm tiền một quả đậu xanh
Năm tiền một quả đậu xanh
Một cân đường cát đưa anh xuống tàu
– Tàu về có thuở tàu qua
Xin em ở lại nguyệt hoa thì đừngDị bản
Ba đồng một quả đậu xanh
Một cân đường cát đưa anh ra về
-
Sáng ngày cắp nón ra đi
Sáng ngày cắp nón ra đi
Gặp một thằng đỏ hỏi dì đi đâu
Dì rằng mang bị hái dâu
Gặp dượng thằng đỏ ngồi câu bên đường
Thấy dì, dượng nó cũng thương -
Ân tình chưa đặng bao lâu
Ân tình chưa đặng bao lâu
Tằm sao lại bỏ nghĩa dâu hỡi tằm -
Bòn bon
-
Lựa dâu sâu con mắt, lựa rể xể cái môi
Lựa dâu sâu con mắt,
Lựa rể xể cái môi -
Dầu cù là xức vô một cái
Dầu cù là xức vô một cái
Tui bơi xuồng con gái bơi theo
Cảm thương thân phận tôi nghèo
Khuyên nàng trở lại, nhưng nào có nghe -
Đầu chày đít thớt
Chú thích
-
- Ngoải
- Ngoài đó (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dầu cù là
- Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.
-
- Dầu cù là Ông Tiên
- Một nhãn hiệu dầu cù là rất phổ biến ở miền Nam trước đây.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Theo giai thoại dân gian truyền lại thì đây là những câu hát mà Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (còn thường gọi là Đoàn Quý Phi) vào một đêm năm 1615, hồi còn là thôn nữ tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, đã cất tiếng hát từ nương dâu bên bờ sông Thu Bồn khi thuyền rồng của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dạo ngang qua, làm rung động trái tim hoàng tử Nguyễn Phúc Lan. Hai năm sau, hai người kết duyên chồng vợ.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Gò Nổi
- Tên một gò đất nằm giữa hai nhánh ở hạ lưu sông Thu Bồn, gồm ba xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong, thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vùng này nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm và được coi là đất địa linh nhân kiệt vì sản sinh ra rất nhiều các nhà yêu nước, nhà khoa học, trí thức nổi tiếng: Trần Cao Vân, Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Lê Đình Dương, Phan Thành Tài, Phan Thanh, Phan Khôi, Hoàng Tụy...
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Dầu mè
- Còn gọi là dầu lai, đậu cọc rào, bã đậu, loài cây bụi lâu năm, có độc, hay được trồng làm hàng rào. Lá, dầu và nhựa cây được sử dụng trong một số bài thuốc Đông y giúp tan máu ứ, tiêu sưng, chống ngứa...
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Đầu đít một tấc
- Vừa lùn vừa ngu.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Bòn bon
- Một loại kẹo (phiên âm từ tiếng Pháp bonbon).
-
- Sô cô la
- Phiên âm từ tiếng Pháp chocolat.
-
- Sữa hột gà
- Một món giải khát thành phần chủ yếu gồm lòng đỏ trứng gà, sữa, soda.
-
- Đầu chày đít thớt
- Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.