Chị kia bới tóc thả diều
Quần nho ống rộng, áo điều chẹt lưng
Tìm kiếm "quần hồng"
-
-
Chí quân tử cửu châu lập nghiệp
-
Ai làm con vịt xa chuồng
Ai làm con vịt xa chuồng
Cho nên quân tử bữa buồn bữa vui -
Áo anh lỡ để trong phòng
Áo anh lỡ để trong phòng,
Muốn vô lấy áo sợ lòng em nghi -
Áo cũ để mặc trong nhà
Áo cũ để mặc trong nhà,
Áo mới để mặc khi ra ngoài đườngDị bản
-
Mảng coi con kiến lửa lên xuống cửa thềm
-
Con chim mỏ đỏ
-
Nghe anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời
– Nghe anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời
Từ mặt đất lên trời mấy trăm ngàn thước?
Từ mặt nước đo xuống âm phủ, mấy trăm dặm đường?
Em kể chuyện từ đời Tống đến đời Đường
Ông vua Đường có cuốn sách Minh Tâm
Một cuốn có mấy chục tờ?
Một tờ có mấy chục chữ?
Anh đứng làm trai quân tử tỏ lại em tường
Trăm năm kết nghĩa cang thường với anh.
– Nghe em hỏi tức, anh đáp phứt cho rồi
Từ mặt đất lên đến trời ba trăm ngàn thước
Từ mặt nước đo xuống âm phủ ba trăm dặm đường
Anh kể chuyện từ đời Tống cho đến đời Đường
Ông vua Đường có cuốn sách Minh Tâm
Một cuốn có ba trăm tờ
Một tờ có ba trăm chữ
Anh đứng làm trai quân tử tỏ lại cho em tường
Trăm năm gá nghĩa cang thường hay chưa? -
Lên xe quân tử đứng, thục nữ ngồi
-
Thương anh, đâu quản hiểm nghèo,
-
Một mai nước lớn đò trôi
Một mai nước lớn đò trôi
Cây khô lá rụng, bậu ngồi chờ ai?
– Tôi ngồi chờ mít, chờ khoai
Chờ người quân tử, chờ trai anh hùng -
Trèo lên cây chanh
Trèo lên cây chanh
Hái chanh, ăn chanh
Ngửa khăn bọc chanh
Bớ người quân tử cầu danh
Đừng thấy chanh chua mà phụ, gặp gái lành mà chê -
Anh ơi quần áo rách tả tơi mỗi nơi một miếng
-
Quân tử ơi! Chàng hỡi là chàng
-
Ví dầu quần áo tả tơi
-
Ngọc lành ai dễ bán rao
-
Hát cho lở đất long trời
-
Lập nghiêm ai dám tới gần
-
Cậu thơ là cậu thơ rơm
-
Trông xa võng cán ô cầm
Trông xa võng cán ô cầm
Đến gần quan lớn môi thâm sì sì
Kính quan chẳng dám ngoảnh đi
Trộm nhìn con mắt quan thì trắng phau
Chú thích
-
- Tóc thả diều
- Tóc chải buông thòng, rẽ tóc xuống hai phía gần ót rồi cuốn vòng lên.
-
- Cửu châu
- Trung Quốc thời nhà Hạ chia làm chín châu. Cửu châu ở đây được hiểu là đi khắp muôn nơi.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Tứ hải
- Bốn biển (người xưa cho rằng bốn mặt xung quanh đất liền là biển cả), dùng để nói chung cả thiên hạ.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Hiềm
- Nghi, giận, lo buồn. Trước đây từ này cũng nói và viết là hềm.
-
- Huỳnh
- Đọc trại âm từ chữ Hán hoàng 黃 (nghĩa là vàng). Xưa vì kị húy với tên chúa Nguyễn Hoàng mà người dân từ Nam Trung Bộ trở vào đều đọc thế.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Thước
- Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Tống
- Một triều đại kéo dài từ năm 960 đến năm 1279 trong lịch sử Trung Quốc (cùng thời với nhà Lý trong lịch sử nước ta).
-
- Đường
- Một triều đại kéo dài từ năm 618 đến năm 907 trong lịch sử Trung Quốc. Vào thời nhà Đường, văn học Trung Quốc, nhất là thơ ca, phát triển cực thịnh. Đa số những nhà thơ lớn nhất của Trung Quốc sống với thời kì này: Vương Bột, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Đỗ Mục...
-
- Minh Tâm Bửu Giám
- Nghĩa tiếng Việt là "gương báu sáng lòng," một cuốn sách gồm các câu nói của các bậc danh nho, hiền triết Trung Hoa từ cổ đại đến đời Tống, được chia làm 20 thiên. Trong thời kì Nho giáo trước đây, Minh Tâm Bửu Giám được xem là cuốn sách "gối đầu giường" của các nhà nho.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Khóc điếng
- Khóc ngất, khóc một hơi dài (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Trân
- Quý trọng, coi trọng (chữ Hán).
-
- Chợ Phủ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Phủ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Lập nghiêm
- Làm ra vẻ nghiêm nghị, đứng đắn.
-
- Thư lại
- Viên chức trông coi việc giấy tờ ở công đường thời phong kiến, thực dân. Ở Trung và Nam Bộ, từ này cũng được phát âm thành thơ lại.
-
- Dễ ngươi
- Khinh nhờn, không xem ra gì.