Rồng trắng lấy nước gạo mùa
Rồng đen lấy nước cho vua đi cày
Tìm kiếm "rồng mây"
-
-
Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa
Rồng đen lấy nước thì nắng
Rồng trắng lấy nước thì mưa -
Nước ròng bỏ bãi xa cừ
-
Đầu rồng đuôi rắn
Đầu rồng đuôi rắn
-
Trứng rồng lại nở ra rồng
-
Miễn cho mở miệng em ừ
-
Con cá rô nằm nghỉ dưới hồ
-
Một đêm tựa mạn thuyền rồng
Dị bản
Một ngày dựa mạn thuyền rồng
Còn hơn chín kiếp ở trong thuyền chài
-
Nước ròng bỏ bãi xa cừ
Nước ròng bỏ bãi xa cừ
Lại đây anh nói tận từ em nghe -
Thế gian được vợ hỏng chồng
Thế gian được vợ hỏng chồng
Có đâu như rồng mà được cả đôi -
Nước lớn rồi lại nước ròng
-
Nước ròng rồi nước đi xa
Nước ròng rồi nước đi xa
Chèo mau anh đợi, thuyền ta cùng về -
Rồng giao đầu, phượng lại giao đuôi
-
Ngựa ô trổ mã thành rồng
Ngựa ô trổ mã thành rồng
Anh đây trổ mã thành chồng của em. -
Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng
-
Cú đâu dám sánh phượng hoàng
-
Bạn ơi chớ vội tình vong
Bạn ơi chớ vội tình vong
Nước lên có thuở, nước ròng có khi -
Đặng lòng này, anh say lòng khác
-
Phụng với rồng cũng đồng nhan sắc
Phụng với rồng cũng đồng nhan sắc
Trách ai làm phụng Bắc rồng NamDị bản
Phụng với rồng cũng đồng nhan sắc
Kết cuộc rồi chồng Bắc vợ Nam
-
Là dòng dõi của Tiên Rồng
Chú thích
-
- Rồng lấy nước
- Còn gọi là vòi rồng, là hiện tượng một cột gió xoáy có đầu trên tiếp xúc với một đám mây, trong khi đầu dưới lại quét trên mặt đất. Sức gió rất nhanh và mạnh trong vòi rồng hút các vật từ mặt đất lên, đồng thời ngưng tụ hơi nước trong không khí thành những hạt nước nhỏ li ti, nên nhìn từ xa giống như có con rồng trên mây chúi đầu xuống hút nước. Tùy vào màu sắc của đám mây và ánh sáng, vòi rồng có thể có màu trắng, xám, hay đen.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Cừ
- Cọc bằng gỗ được đóng xuống để củng cố đất, dùng trong các công trình xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn (nhà cửa gần sông rạch, đê điều chắn sóng...).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Ấm
- Ân đức của cha ông để lại cho con cháu. Như tập ấm, nghĩa là nhân chức quan của ông cha mà con cháu được làm học trò ở Quốc tử giám rồi ra làm quan, những người như thế được gọi là ấm sinh.
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Từ nghiêm
- Từ mẫu (mẹ hiền) và nghiêm phụ (cha oai nghiêm), chỉ chung cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tróc
- Bắt (từ Hán Việt).
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. (Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Nã
- Dắt dẫn, bắt kẻ có tội (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.
-
- Thuyền chài
- Loại thuyền đánh cá nhỏ của người dân chài.
-
- Nước lớn
- Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Theo giai thoại dân gian truyền lại thì đây là những câu hát mà Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (còn thường gọi là Đoàn Quý Phi) vào một đêm năm 1615, hồi còn là thôn nữ tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, đã cất tiếng hát từ nương dâu bên bờ sông Thu Bồn khi thuyền rồng của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dạo ngang qua, làm rung động trái tim hoàng tử Nguyễn Phúc Lan. Hai năm sau, hai người kết duyên chồng vợ.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Trùn
- Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Con Rồng cháu Tiên
- Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.