Tìm kiếm "chín ngày"
-
-
Thung bung chín đỏ hàng rào
-
Chim ham trái chín ăn xa
Chim ham trái chín ăn xa
Buồn tình lại nhớ gốc đa muốn về -
Sông Cửu Long chín cửa, hai dòng
-
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
-
Một tay đun chín bếp rơm
Một tay đun chín bếp rơm
Một tay nạo mướp chị nhường chồng choDị bản
Một tay đun chín bếp rơm
Tay vo bánh lọc chị nhường chồng cho
-
Cưới em mười chín con trâu
Cưới em mười chín con trâu
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau -
Gió hiu hiu chín chiều ruột thắt
-
Một mẹ nuôi chín mười con
Một mẹ nuôi chín mười con
Chín mười con không nuôi tròn một mẹDị bản
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
-
Ví dầu vàng chín vàng mười
Dị bản
-
Khăn bàn lông chín chỉ, nón nỉ quai hường
Dị bản
Dù Tây, nón nỉ quai chỉ màu hường
Cả tiếng kêu người nghĩa đi đường
Duyên đây sao không kết lại kiếm đường đi đâu?
-
Một mẹ mà chín, mười con
-
Một cột mà chín mười kèo
-
Một cột mà chín mười kèo
-
Ai ơi mồng chín tháng tư
-
Năm nay lúa chín đầy đồng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Con chị mang chín tháng không rầu
Con chị mang chín tháng không rầu
Con tui mang hai hòn dái nặng đầu quanh năm -
Chính chuyên lấy được chín chồng
-
Thân em như ớt chín cây
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòngDị bản
Em như ớt chín trên cây
Tuy tươi ngoài vỏ, nhưng cay trong lòng
-
Mẹ cha như chuối chín cây
Mẹ cha như chuối chín cây
Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng
Chú thích
-
- Ba Bị
- Hình ảnh xấu xí, đáng sợ mà người lớn thường đem ra để dọa trẻ con. Theo nhà nghiên cứu An Chi, cái tên "Ba Bị" xuất phát từ người ăn xin: cái bị là đồ nghề ăn xin. Cả câu "Ba bị chín quai, mười hai con mắt" mô tả một người ăn xin mang ba cái bị, mỗi bị có chín cái quai và bốn con mắt (mắt: lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan).
-
- Thung bung
- Loại cây dại trồng ở hàng rào, quả nhỏ, chín rất sai.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Khăn bàn lông
- Khăn mặt, khăn tắm, khăn khổ lớn, mặt khăn có những sợi len mịn đều nhô ra.
-
- Nỉ
- Hàng dệt bằng sợi len chải xơ, che lấp sợi dọc và sợi ngang.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Hội Gióng
- Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...
-
- Trà Ôn
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...
-
- Nguyễn Văn Tồn
- (1763–1820) Một danh tướng nhà Nguyễn, có công lớn trong việc giúp Thoại Ngọc Hầu chỉ huy quân dân đào kênh Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang) và giúp dân nhiều vùng trong hai tỉnh Vĩnh Long-Trà Vinh khai khẩn đất hoang, thành lập nhiều xóm làng. Ông nguyên gốc người Khmer, có tên là Thạch Duồng hay Thạch Duông, nhờ lập nhiều công lớn mà được chúa Nguyễn Ánh ban cho tứ danh là Nguyễn Văn Tồn, về sau lại được phong hàm Thống chế, lãnh chức Điều bát nhung vụ (nên được gọi là Thống chế Điều bát). Mùng 4 tháng Giêng năm Canh Thìn (tức 27 tháng 2 năm 1820), ông bị bệnh mất tại Trà Ôn (Vĩnh Long). Tại đây vẫn còn đền thờ ông.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.