Cắt cổ còn hơn đổ rượu
Tìm kiếm "Cát quế"
-
-
Cát lầm ngọc trắng
-
Cát bay vàng lại ra vàng
-
Cất cây đòn gánh đi ra
Cất cây đòn gánh đi ra
Chờ cho tan chợ, về nhà tối thui
Về nhà, con đói ngủ vùi
Dầu đèn không có, cực ơi bớ chồng -
Cất nhà quay cửa về nam
Cất nhà quay cửa về nam
Quay lưng về bắc không làm có ăn. -
Mặt cắt không còn hột máu
Mặt cắt không còn hột máu
-
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Lấy vợ này vợ nữa cũng xong -
Cô kia cắt cỏ bên sông
-
Tự nhiên cắt cổ đem chôn
-
Em về cắt rạ đánh tranh
-
Gái trai cất giọng đêm hè
Gái trai cất giọng đêm hè
Tình ta trăng gió nghiêng về nước non
Sông sâu nước chảy đá mòn
Lòng ta sau trước sắt son không rời -
Dao vàng cắt ruột máu rơi
Dao vàng cắt ruột máu rơi
Ruột đau chưa xót bằng lời em than -
Phải chi cắt ruột đừng đau
Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột em trao anh mang về ! -
Dao vàng cắt cuống cà thâm
-
Đã thương cắt tóc trao tay
-
Kể từ cất gánh đi buôn
-
Có thương cắt tóc mà thề
Có thương cắt tóc mà thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhauDị bản
Mình có thương chặt tóc mình thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
-
Buồn tình cất giọng hát hò
Buồn tình cất giọng hát hò
Kiếm người cùng ngõ chuyện trò giải khuây. -
Chàng đi cắt bàng cho nàng đươn đệm
-
Tay tôi cắt mấy cọng bàng
Chú thích
-
- Lầm
- Bùn; bị bùn cát vấy bẩn .
Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-
- Đinh ninh
- Nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để nhớ kỹ.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song
(Truyện Kiều)
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Cà thâm
- Cà muối bị lọt gió, đổi sang màu thâm.
-
- Hòn son phụng
- Thỏi son có hình con phượng.
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)