Duyên ta bắt bén duyên mình
Cũng như câu đối dán đình thờ vua
Tìm kiếm "thờ cúng, cúng giỗ"
-
-
Những người đạo đức hiền hòa
Những người đạo đức hiền hòa
Đi đâu cũng được người ta tôn thờ -
Mười phần thương mẹ ở nhà
-
Anh đừng tư lự, thất tình
Anh đừng tư lự, thất tình
Rồi đây trúc cũng hiệp bình với mai
Anh đừng than ngắn thở dài
Nào ai đã nỡ bỏ ai nên phiền
Nói ra về lúc Vân Tiên
Chàng mà xa thiếp, thiếp chịu phiền sáu năm
Sương sa lụy nhỏ đầm đầm
Đặt mình xuống chiếu, bụng nằm chiêm bao
Cũng vì nhơn nghĩa anh trao
Cho nên nước mắt nhỏ trào như mưa -
Dẫu mà không lấy được em
Dẫu mà không lấy được em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
– Tu mô cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa -
Em đưa anh về tới chợ La Hai
-
Nhớ ai cơm chẳng buồn nhai
Nhớ ai cơm chẳng buồn nhai
Chống đũa thở dài, hết chín lần bơi
Tôi xin bát nữa là mười
Đối phúc cùng trời, có sống được chăngDị bản
Nhớ chị cơm chẳng buồn nhai
Chống đũa chống bát thở dài chị ơi
Một ngày một bát cầm hơi
Em chống đũa chống bát, chống trời được chăng?
-
Có một bà chủ xóm này
Có một bà chủ xóm này
Thợ cấy thợ cày, muốn mướn rẻ công
Bụng bà rặt những gai chông
Miệng bà mật mía cũng không ngọt bằng -
Dấn mình vô chốn chông gai
Dấn mình vô chốn chông gai
Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân
Lao xao sóng bủa dưới lùm
Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng -
Có con sáo đậu bờ rào
-
Trăm năm hội ngộ tình cờ
-
Nước biếc non xanh, người bạn lành khó kiếm
-
Trăm năm tạc một chữ đồng
-
Gặt rồi đồng rạ trơ vơ
-
Tàu số một chạy lên Vàm Tấn
-
Trầu têm một lá
-
Lưng đằng trước
-
Thấy em là gái trâm anh
-
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba
Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ
Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ
Nên muốn cùng ai thố lộ đôi lời
Cấy cày cực lắm em ơi
Theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no
– Gái Ba Xuyên tuy quê mùa dân dã
Tóc dài bỏ xõa áo vải bà ba
Nắng táp mưa sa mà mịn da dài tóc
Không đẹp bằng ai nhưng vừa vóc
Tuy quê quýt nhưng không thích trai vườn
Trai mà dở dở ương ương
Ngồi không hái trái hết đường tương lai -
Thân em như bộ lư đồng đỏ bên Tàu
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Trong truyện Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga đã thủ tiết chờ đợi Vân Tiên cả thảy sáu năm.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- La Hai
- Một địa danh nay là thị trấn trung tâm huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 45 km. Thị trấn La Hai nằm bên bờ sông Cái, cảnh vật rất nên thơ, lãng mạn.
Nghe bài hát La Hai tháng Tư.
-
- Mai điểu
- Chim (điểu) đậu trên cành hoa mai. Đây là một hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho mùa xuân hoặc lứa đôi hạnh phúc.
-
- Bơi
- Bới cơm.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Cần Thơ
- Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Chăm chắm
- Tập trung vào một việc gì.
-
- Đinh ninh
- Nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để nhớ kỹ.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song
(Truyện Kiều)
-
- Công trình
- Công phu khó nhọc.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Vàm Tấn
- Còn gọi là Vàm Đại Ngãi, tên cũ của thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Từ trước khoảng năm 1858, đây là nơi triều đình nhà Nguyễn đặt làm trạm quân cảng vừa trấn thủ về mặt quân sự, vừa là nơi thu thuế của các tàu buôn.
Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Trâm anh
- Cái trâm cài đầu và dải mũ; dùng để chỉ dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội phong kiến.
-
- Bố kình
- Cũng đọc là bố kinh. Bố là vải; kinh là gai, do câu “bố quần kinh thoa” (mặc quần áo bằng vải, cài trâm bằng gai). Thành ngữ xuất phát từ điển tích Lương Hồng đời Ngụy Võ Đế (Trung Quốc), học thức uyên bác và rất trọng khí tiết. Lương Hồng cưới vợ là nàng Mạnh Quang, con nhà giàu có. Lúc mới về nhà chồng, nàng ăn mặc lộng lẫy, trang sức theo con nhà đài các. Lương Hồng lẳng lặng trong bảy ngày không nhìn đến vợ. Mạnh Quang nhận biết, tự thay đổi hàng lụa, mặc quần áo vải, cài trâm bằng gai. Lương Hồng mừng rỡ bảo: “Đây mới chính là vợ của Lương Hồng.” Bố kình vì vậy chỉ người vợ hiền từ, cũng có thể hiểu là người con gái hiền hậu.
-
- Nhơn Ái
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Đánh ngạch
- Đào ngạch ăn trộm. Xem Thợ ngạch.