Đẹp trai thì mặc đẹp trai,
Cơ quan không tiếp tóc dài quần loe
Tìm kiếm "bao lâu"
-
-
Mặt như mất sổ gạo
Dị bản
Mặt nghệch như mất sổ gạo
-
Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
-
Gái công trường, giường bệnh viện
Gái công trường, giường bệnh viện
-
Trai trường lái, gái trường y
Trai trường lái, gái trường y
-
Thứ bảy thời bao cấp
-
Mắt thứ hai, tai thứ bảy
-
Ăn như sư, ở như phạm
-
Nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết
-
Cho ngày nay, cho ngày mai, cho hai ngày sau
-
Cứng như mo nang, nhọn ngang tên lửa
-
Bụng to trán hói
-
Tông Đản là của vua quan
Tông Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là của thương nhân,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.Dị bản
-
Ăn đại táo, ở đại gia, đi đại xa, làm đại khái
-
Chồng già thì mặc chồng già
Chồng già thì mặc chồng già,
Có phiếu Tôn Đản, có nhà ở riêng -
Làm trai cho đáng nên trai
-
Râu dài thì mặc râu dài
Râu dài thì mặc râu dài,
Có Pha-vơ-rít, có đài đeo hông -
Đầu đội áp suất, chân đi bàn là
-
Ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước
-
Thủ kho to hơn thủ trưởng
Thủ kho to hơn thủ trưởng
Chú thích
-
- Quần loe
- Quần dài, có ống rộng về phía mắt cá chân.
-
- Sổ lương thực
- Gọi nôm na là sổ gạo, một quyển sổ ghi chỉ tiêu lượng lương thực một hộ gia đình được mua hàng tháng trong thời kì bao cấp. Ví dụ, người dân thường có quyền mua 1,5 lạng thịt/tháng, trong khi cán bộ cao cấp có thể mua 6 kg/tháng.
-
- Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
- Giường bệnh xá thì rất nhiều nguời đã nằm, má văn công thì chìa ra cho rất nhiều người hôn, mông bộ đội thì đâu cũng ngồi được. Đây là câu nói vui thời bao cấp.
-
- Coóc-xê
- Áo ngực của phụ nữ, cũng phát âm là coọc-xê (từ tiếng Pháp corset).
-
- Mắt thứ hai, tai thứ bảy
- Thứ hai đầu tuần, ai đi làm cũng mắt mũi kèm nhèm vì buồn ngủ và mệt mỏi. Thứ bảy (ngày làm việc cuối cùng trong tuần dưới thời bao cấp), ai cũng đợi kẻng báo hết giờ làm để đi về.
-
- Ăn như sư, ở như phạm
- Ăn uống thiếu thốn đơn giản (như sư), ở nơi rách rưới bẩn thỉu (như tù nhân).
-
- Nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết
- Chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ ở các tỉnh phía Nam sau chiến tranh: Những cán bộ bám trụ tại chỗ được bố trí vào những chức vụ quan trọng nhất; ưu tiên thứ hai là cán bộ đã chiến đấu ở chiến khu R; ưu tiên thứ ba dành cho cán bộ đã từng bị đi tù; ưu tiên cuối cùng dành cho cán bộ miền Nam từng tập kết ra Bắc.
-
- Cho ngày nay, cho ngày mai, cho hai ngày sau
- Nhại khẩu hiệu "Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau," mô tả tình trạng chạy ăn từng bữa dưới thời bao cấp.
-
- Mo nang
- Lớp bẹ ôm bên ngoài của măng tre. Khi măng tre lớn lên phát triển thành cây tre thì các bẹ này tách dần ra khỏi thân và khô, gọi là mo nang. Ở các vùng quê, mo nang thường được thu nhặt làm củi đốt.
-
- Cứng như mo nang, nhọn ngang tên lửa
- Mô tả hài hước áo nịt ngực (coóc-xê) của phụ nữ thời bao cấp. Lúc ấy áo lót có kiểu nhọn, được may ở các hiệu may, độn nhiều vải cho cứng.
-
- Volga
- Một hiệu xe sang trọng của Nga, trước đây chỉ dành cho cán bộ cấp cao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-
- Tông Đản
- Trước có tên là Tôn Đản, một con phố ở Hà Nội, nay thuộc các phường Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Phố được đặt theo tên Nùng Tông Đản, tướng lĩnh người dân tộc Nùng, thuộc tướng của Lý Thường Kiệt, có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu trên đất nhà Tống. Trong thời bao cấp, ở phố Tông Đản có nhiều nhà ở của các cán bộ cao cấp nhà nước.
-
- Nhà thờ Lớn Hà Nội
- Tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa thánh Giuse, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, được xây dựng từ năm 1884, nay thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
- Chợ Đồng Xuân
- Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.
-
- Đặng Dung
- Tên một con phố nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Phố được đặt theo tên danh tướng Đặng Dung thời nhà Trần.
-
- Ăn đại táo, ở đại gia, đi đại xa, làm đại khái
- Ăn ở bếp ăn tập thể (đại táo), ở nhà tập thể (đại gia), đi tàu điện (đại xa), làm việc qua loa (đại khái). Câu này mô tả hài hước cuộc sống của cán bộ công nhân viên chức dưới thời bao cấp.
-
- Favorit
- Ta gọi là Pha-vơ-rít, nhãn hiệu một loại xe đạp của Tiệp Khắc cũ.
-
- Ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước
- Mô tả hài hước tình trạng mất nước thường xuyên ở thành phố vào thời bao cấp: nhà nhà phải đợi đến khuya để thay phiên nhau hứng nước.