Ai ăn cau cưới thì đền
Tuổi em còn bé chưa nên lấy chồng
Tìm kiếm "cầu viện"
-
-
Còn đêm nay nữa mà thôi
-
Thôi thôi thiếp đã trót nhầm
-
Cây cau nhặt mắt, gió quặt không dám trèo
-
Gió lao rao, tàu cau nhỏng nhảnh
-
Bèo kia ai thả mà trôi
-
Rủi tay xáng bể ô đồng
-
Cau non khéo bổ cũng dày
Cau non khéo bổ cũng dày,
Dầu thương cho mấy, cơ hội này cũng xa
Bây giờ hỏi thật anh Ba
Còn thương như cũ hay là hết thương?
Ban ngày dãi nắng, tối lại dầm sương,
Thân em lao khổ một mình, có thương không mình? -
Cành đào lá liễu phất phơ
-
Trăng lên có chiếc sao chầu
Trăng lên có chiếc sao chầu
Hỏi thăm đào liễu đã ăn trầu ai chưa? -
Vườn em đã có hàng cau
-
Ăn trầu thì nhổ nước đi
Ăn trầu thì nhổ nước đi,
Đừng có nuốt nước, có khi mắc bùa -
Ăn chi cho má em hồng,
-
Anh trông xuống sông
-
Em có thương anh, anh mới dám đón ngăn
Em có thương anh, anh mới dám đón ngăn
Em có thương anh, anh mới dám mở khăn ăn trầu
Thương nhau vì bởi miếng trầu
Em trao anh bắt, tận đầu ngón tay
Anh thương em, thương đắng thương cay
Thương da thương diết, thương ngày rày em biết không?
Tài gì uống rượu không nồng
Ngậm bồ hòn không biết đắng, dạ luống trông ưu phiền? -
Trông cho trời sáng trăng rằm
Trông cho trời sáng trăng rằm
Mẹ ngồi kéo vải, cha nằm đọc thơ
Còn em ra đứng đầu bờ
Miếng trầu gói sẵn đợi chờ anh sang -
Chợ Sông Cầu một tháng sáu phiên
-
Bắc thang lên hái ngọn trầu xanh
-
Bướm vàng đậu đọt cau tơ
Bướm vàng đậu đọt cau tơ
Anh lui về kiếm chốn, cứ ở lắc lơ vậy hoài -
Vô đây, bớ bạn vô đây
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Nhặt mắt
- (Tre, mía, nứa, cau...) có nhiều mắt cây khít nhau do nắng nhiều hoặc trồng ở chỗ đất xấu.
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Ô
- Vật đúc bằng đồng thau, có hình giống cái chuông, đáy bằng, có nắp đậy, dùng đựng trầu cau. Từ này có gốc từ từ Hán Việt âu.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Dừ
- Giờ, bây giờ. Còn đọc là giừ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Dạ
- Bên trong. Thường được dùng để chỉ tình cảm con người.
-
- Sông Cầu
- Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Xây
- Xoay (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Thương hàn
- Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).