Tìm kiếm "bà cháu"
-
-
Một bước chân ra ba bước chân vào
-
Ở chi hai dạ ba lòng
-
Một ngày làm té ba quan
-
Anh đi lọng lụa ba bông
Dị bản
Anh đi lọng lụa ba bông
Bỏ em cấy mướn giữa đồng nắng trưaAnh đi lọng lụa ba bông
Bỏ em cấy mướn dựa đồng cây da
-
Một thương hai nhớ ba sầu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đi sau ăn rau bà đẻ
-
Một con sa bằng ba con đẻ
-
Một quả cà bằng ba thang thuốc
Một quả cà bằng ba thang thuốc
-
Chị em nắm nem ba đồng
-
Láng giềng còn để ba ngày
-
Chàng ơi: ơn thầy ba năm cúc dục
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ông già mà đụ bà già
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vợ chết mới được ba ngày
-
Nếp thơm đã hóa bã hèm
-
Tiếc công giã gạo ba trăng
-
Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
-
Ngó lên đám mạ ba rò
-
Đò đưa một chuyến ba tiền
-
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Lấy vợ này vợ nữa cũng xong
Chú thích
-
- Dá
- Nhá, nhứ, làm động tác để dọa nhưng chưa đánh (phương ngữ Quảng Nam).
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Làm té
- Làm cho ra được (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nhau
- Nhau thai. Có nơi đọc là rau.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Cúc dục
- Nuôi nấng, dạy dỗ, chỉ công ơn cha mẹ (từ Hán Việt). Xem Chín chữ cù lao.
-
- Trấu
- Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc.
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Hèm
- Bã còn lại sau khi đã chưng cất rượu bia, màu trắng đục, mùi rất nồng, thường dùng cho lợn ăn. Người nghiện rượu thường được gọi là hũ hèm.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Mun
- Loài cây thân gỗ, ưa sáng, mọc chậm, sống lâu. Lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm đen lụa quý. Hiện mun đang trên đà tuyệt chủng do tình trạng khai thác bừa bãi.
-
- Bát bịt
- Loại bát (chén) có bịt vành quanh miệng bằng bạc, khi xưa chỉ gia đình quyền quý mới có.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Rò
- Phần đất nhô cao để vãi hạt lúa trong đám mạ. Mỗi đám mạ được chia làm nhiều rò mạ, mỗi rò cách nhau bởi một đường nước nhỏ. Khi gieo, người ta lội dưới đường nước này để vãi giống lên các rò mạ.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.