Em cầm trái cau vừa lau vừa róc
Em cầm lá trầu vừa rọc vừa têm
Để vợ chồng lời thuận nghĩa êm
Chồng kêu vợ dạ mới thật là con gái khôn
Tìm kiếm "Đình Gừng"
-
-
Biết chăng hỡi bác mẹ thay
-
Má đừng khắc bạc con dâu
-
Phụ mẫu sinh ra có cặp chân mày
-
Quạ bay mỏi cánh quạ sà
-
Ở chuồng heo còn hơn theo quê vợ
Ở chuồng heo còn hơn theo quê vợ
-
Khóc như cha chết
Khóc như cha chết
-
Quyết lòng lập miếu chạm rồng
-
Bước tới khôn bề bước tới
-
Buồn trông mặt bể Nha Trang
-
Nhổ bìm nhổ lộn dây tiêu
-
Người mà không biết họ hàng
-
Làm thơ đem dán cây cui
-
Trầu vàng ăn với cau sâu
Trầu vàng ăn với cau sâu
Lấy chồng thua bạn thêm sầu mà hư -
Con vào dạ, mạ đi tu
-
Ham chi bó ló quan tiền
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chồng người vượt lạch qua ngòi
Dị bản
Chồng người vượt lạch rẽ ngòi
Chồng em xó bếp đầu bòi chấm gio
-
Dù cho tuổi bảy mươi tròn
-
Chả tham nhà ngói ba tòa
-
Gái nữ nhi nhà nghèo lấy chi nuôi mẹ
Chú thích
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Khắc bạc
- Khe khắt và ác nghiệt.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Than bọn
- Than đã cháy tàn thành tro.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Nha Trang
- Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Cô thân
- Cô đơn, một mình (chữ Hán).
-
- Cui
- Một loại cây chịu nước mặn, có phiến lá lớn cứng giòn, gỗ chắc, mối mọt khó gặm, có thể dùng để đóng bàn ghế.
-
- Tảo tần
- Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
-
- Chằm
- Vá, may nhiều lớp.
-
- Mạ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Lạch
- Dòng nước nhỏ hơn sông.
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Bòi
- Dương vật.
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Rức lác
- Nói chuyện ồn ào, rầm rĩ.
Quận Châu mới sợ, mở ngay cửa ra. Các quân chen vai nhau mà vào. Bấy giờ Quận Huy đã cỡi voi ra giữa sân, cầm gươm trỏ ra nói rằng:
- Ba quân bay không được rức lác, phải đâu về đấy, không thì tao chém đầu chúng bay!
Các quân vẫn sợ thanh thuế Quận Huy, coi thấy cưỡi voi dữ dội, đều ngồi xuống cả, không dám nói gì.
(Hoàng Lê nhất thống chí)
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.