Trời mưa thì chẳng có sao
Xưa nay vẫn thế ai nào dám kêu
Chỉ kêu vì nỗi trớ trêu
Trêu nhau cho đến hiểm nghèo chưa thôi
Tìm kiếm "trời mưa bong bóng"
-
-
Trời mưa trong Quảng mưa ra
-
Trời mưa năm bảy đám sụt sùi
Dị bản
Trời chuyển mưa, ba bốn đám sụt sùi
Nhái bầu kêu, trống chùa đánh, dạ em ngùi ngùi nhớ anh
-
Trời mưa nhà thiếc kêu boong
Trời mưa nhà thiếc kêu boong
Cha mẹ đâu dứt nghĩa con cho đành -
Trời mưa nhỏ giọt ướt bìm bìm
-
Trời mưa lộp bộp mái chòi
Trời mưa lộp bộp mái chòi
Anh đen như mọi mà đòi vợ xinh -
Trời mưa cho ướt lá cà
Trời mưa cho ướt lá cà
Biết mặt nàng đấy biết nhà nàng đâu
Một là ở chốn đầu cầu
Hai là cắt cỏ chăn trâu cho người -
Trời mưa xăn ống cao quần
-
Trời mưa không quán không nhà
-
Trời mưa vần vũ tình cũ xa rồi
Trời mưa vần vũ tình cũ xa rồi
Biết ai nương tựa lần hồi tấm thân -
Trời mưa mát đất cá lóc lên đồng
Dị bản
Trời mưa nóng đất, cá cất lên đồng
Thuở xuân xanh không gặp, để có chồng gặp anh
Em ở nhà nền đúc đá xanh,
Lên xe xuống ngựa, chớ quên anh là chồng.
-
Trời mưa vì bởi chùm mây
-
Trời mưa thấm ướt lá bầu
Trời mưa thấm ướt lá bầu
Mấy ai lấy được cô dâu hiền lành -
Trời mưa ếch nhái uênh oang
Trời mưa ếch nhái uênh oang
Thương ai gãy gánh giữa đàng quạnh hiu -
Trời mưa dưới biển mưa lên
Trời mưa dưới biển mưa lên
Số anh hai vợ mới nên cửa nhà -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trời mưa trong núi mưa ra
-
Trời mưa
Trời mưa
Dưa tốt
Hột nảy mầm
Đầm ruộng
Muống leo
Bèo nổi
Ổi thơm
Cơm trắng
Nắng cười
Người hí hí -
Ơn trời mưa nắng phải thì
-
Nón mới giột nước trời mưa
-
Nón cời dột nước trời mưa
Chú thích
-
- Quảng Ngãi
- Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.
-
- Cù lao Bờ Bãi
- Tên dân gian là hòn Bé (đảo Bé), một hòn đảo thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Nhái bầu
- Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Suối Đục
- Tên chữ là Trược Tuyền, một con suối ở Bình Định, phát nguyên từ huyện Phù Cát rồi chảy vào sông Gò Găng. Theo Quách Tấn trong Nước non Bình Định: Nước suối hơi ngà ngà như nước vo gạo. Do đó mà mệnh danh. Suối chảy giữa khoảng đồng trống gò hoang, phong cảnh không có chi lạ. Duy tại Thuận Hạnh, gần đường cái đi, có hai bụi tre lâu đời mọc ở hai bên bờ suối phía Nam phía Bắc. Hai ngọn giao liên, hợp thành một cái nhà tạm thiên nhiên, bóng lồng nước mát. Dưới gốc tre phía Bắc, nổi lên một ụ gò mối vừa to vừa cao. Bò trâu qua lại hằng ngày, cạ lưng vào hoặc lấy sừng hút, năm này sang năm nọ, chân gò mối bị lõm sâu vào thành một mái hiên.
Đã có "nhà tạm tre" lại có "mái hiên gò mối" đủ che mưa tủ nắng, nên khách bộ hành gặp lúc mưa to nắng dữ, thường ghé vào đụt cho qua cơn. Bởi vậy suối cũng có tên nữa là Suối Đục.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lõ
- Lọ, nhọ.
-
- Công lênh
- Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Nón cời
- Nón lá rách, cũ.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Điếu
- Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.