Bên này tình, bên kia nghĩa
Không biết thương bên nào
Phải chi tôi sắm được một chiếc tàu
Đi qua đi lại, bên nào cũng thương
Tìm kiếm "sông Thương"
-
-
Bởi anh đành đoạn, đốn ngọn cây bần
-
Thương anh mấy núi cũng trèo
-
Vai mang chiếc nóp rách
-
Sông sâu nước chảy ngập kiều
Dị bản
Sông sâu ngựa lội ngập kiều
Dầu anh có phụ, còn nhiều nơi thương
-
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương
– Thương em sao được mà thương
Quần em cột thắt gút như rương khóa rồi
– Khóa rồi mặc kệ khóa rồi
Chờ cha mẹ ngủ, anh lần anh vôDị bản
-
Sông Cửu Long chín cửa, hai dòng
-
Ban mai ra đứng trông mây, thấy mây giăng mất chỗ
-
Gió thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy
Gió thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy
Thuyền em đi giữa dòng, anh thấy anh thương -
Sông Cung uốn lượn cong cong
-
Ngã ba, ngã bảy nước chảy vòng cung
Ngã ba, ngã bảy nước chảy vòng cung
Anh thương em thảm thiết vô cùng
Biết cha với mẹ có dùng hay không? -
Ngó lên trên trời, trời cao trăm trượng
-
Nếm muỗng đường om, mùi thơm vị ngọt
-
Đi vô gặp em bán trầu
-
Ai qua núi Tản sông Đà
-
Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
-
Ai bảo thương mà anh không nói
-
Mây giăng trên ngọn non Vồng
-
Một thương, hai thương, ba thương, bốn nhớ
-
Ngó lên dốc Một, chùa Lầu
Ngó lên dốc Một, chùa Lầu,
Cảm thương người bạn buổi đầu thâm ân
Kể từ qua lại mấy lần,
Nào ai khỏa lấp sông Ngân, suối Vàng.
Gẫm trong kim cổ kì quan,
Bướm vô vườn liễu, hoa tàn vì ai?
Nhìn xem nguyệt xế non Đoài,
Bóng trăng mờ lợt không ai nương cùng.
Xưa rày nhân nghĩa bập bùng,
Xuống lên không đặng tỏ cùng anh hay.
Mưu kia, kế nọ ai bày,
Làm cho chàng thiếp mỗi ngày mỗi xa.
Chú thích
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Ghe cá
- Còn gọi là ghe rỗi, dùng để chuyên chở cá đồng từ miền Tây về Sài Gòn. Loại ghe này có điểm đặc biệt là mực nước trong ghe luôn cân bằng với mực nước sông bên ngoài để giữ cá luôn sống và ghe cũng luôn vững.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Cái nóp
- Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.
-
- Kiều
- Cầu (từ Hán Việt).
-
- Lục bình
- Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Con long
- Con rồng.
-
- Khúc Phụ
- Tên cũ của một làng, nay thuộc xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được bao quanh bởi sông Cung.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Om
- Đun nấu nhỏ lửa cho thức ăn chín kĩ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Song đường
- Thung đường và huyên đường, chỉ cha và mẹ (từ Hán Việt).
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Tu Vũ
- Tên một làng nay thuộc xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, nằm trên đường từ Hòa Bình đi Phú Thọ.
-
- Động Đình
- Một hồ lớn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa. Theo huyền sử, Kinh Dương Vương lấy con gái của Long Vương hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân là thủy tổ của dân tộc Việt.
-
- Tiền Đường
- Sông Tiền Đường, còn có tên cổ là Chiết Giang, Khúc Giang hay Chi Giang, là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, chảy ra vịnh Hàng Châu. Sông Tiền Đường bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa hai tỉnh An Huy và Giang Tây, chảy qua Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Đây cũng là địa bàn của nước Việt cổ trong lịch sử Trung Hoa, là nơi phát nguyên của văn hóa Việt bên Trung Hoa. Về cơ bản, con sông này chảy theo hướng tây nam-đông bắc.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Con Rồng cháu Tiên
- Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.
-
- An Vinh
- Một làng nay thuộc xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Làng từ xưa đã nổi tiếng là đất võ, đặc biệt có nhiều phụ nữ có tài võ nghệ.
-
-
- Núi Vồng
- Tên một ngọn núi cao nằm ở phía Bắc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay.
-
- Sông Châu Giang
- Một con sông thuộc hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình của miền Bắc, nằm trọn trong địa phận tỉnh Hà Nam. Đây là một con sông có vị trí quan trọng nằm trong lưu vực sông Nhuệ- Đáy. Một đầu của sông được nối với sông Đáy tại Phủ Lý nên sông còn gọi là sông Phủ Lý. Đoạn sông chảy qua xã Yên Lệnh, huyện Duy Tiên gọi là sông Lệnh.
Châu Giang là phân lưu cũ của sông Hồng, nối với sông Hồng bằng hai cửa: cửa Yên Lệnh-Mạc (Duy Tiên- Lý Nhân) và cửa Hữu Bị, xã Nhân Hậu (Lý Nhân).
-
- Cù lao
- Xem Chín chữ cù lao.
-
- Dốc Một, chùa Lầu
- Hai địa danh nay thuộc tỉnh Phú Yên. Dốc Một ở cách đèo Quán Cau về phía núi Đọ 3 km, trên dốc có một chùa có gác chuông cao nên gọi là Chùa Lầu. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết của một đôi trai gái không lấy được nhau, bỏ nhà đi tu.
-
- Thâm ân
- Ân tình, ân nghĩa sâu nặng.
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Kim cổ kì quan
- Những cảnh lạ (kì quan, hiểu rộng ra là chuyện lạ) từ xưa (cổ) đến nay (kim).
-
- Đoài
- Phía Tây.