Cá giếc nấu với rau răm
Anh ăn một bát tối anh nằm khỏi ngủ quên
Tìm kiếm "rau đắng"
-
-
Làm rể chớ xào thịt trâu, làm dâu chớ xào rau muống
Dị bản
Làm rể chớ xào thịt trâu,
Làm dâu chớ đồ xôi lạiLàm rể chớ nấu thịt trâu,
Làm dâu chớ rang cơm nguội
-
Tập tàng đem nấu với suông
-
Canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn
-
Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn
-
Anh A tuổi Tí
-
Rau cần bồ hóng, rau muống phân trâu
-
Tắt đèn chẳng thấy lối đi
-
Trắng như ngó cần
-
Thiếu chi rau mà ăn rau é
-
Ở đây ăn bát rau chành
-
Nhất có râu, nhì bầu bụng
-
Thuyền đua bè sậy cũng đua
-
Lỡ duyên em phải ưng anh
-
Thò tay mà ngắt cọng ngò
-
Bèo than phận bèo nằm trên mặt nước
-
Đói rụng râu, sầu rụng tóc
Đói rụng râu
Sầu rụng tóc -
Ốc bực mình ốc
Ốc bực mình ốc
Nó vặn nó vẹo
Bèo bực mình bèo
Lênh đênh mặt nước
Nước bực mình nước
Tát cạn cấy khoai
Khoai bực mình khoai
Đào lên cấy xuống
Muống bực mình muống
Ngắt ngọn nấu canh
Anh bực mình anh
Vợ con chưa có
Đêm nằm vò võ
Một xó giường không
Hỏi giường có bực mình không hỡi giường ? -
Bà Còng đi chợ trời mưa
Bà Còng đi chợ trời mưa
Cái Tôm cái Tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép Tôm nhặt được trả bà mua rauVideo
-
Ngắt lá me
Chú thích
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Làm rể chớ xào thịt trâu, làm dâu chớ xào rau muống
- Thịt trâu và rau muống khi chế biến qua lửa sẽ ngót lại rất nhiều, nên người xào hai món này dễ bị hiểu lầm là ăn vụng.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Suông
- Thiếu hẳn nội dung quan trọng, gây nên sự nhạt nhẽo: Nấu canh suông (nấu canh chỉ có rau, không thịt cá), uống rượu suông (uống rượu không có thức nhắm)...
Ðêm suông vô số cái suông xuồng,
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông!
(Đêm suông phủ Vĩnh - Tản Đà)
-
- Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng
- Rau muống tháng 9 là đã hết mùa nên toàn cọng già, còi, ăn vừa xơ vừa chát. Câu này mỉa mai mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Bồ hóng
- Bụi than đen đóng lại trên vách bếp, nóc bếp, đáy nồi... trong quá trình nấu nướng.
-
- Rau ngổ
- Còn gọi là rau om, ngò (mò) om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, là loài cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá không cuống, mọc đối hoặc mọc vòng, mép lá có răng cưa thưa. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm rau gia vị.
-
- Ngó
- Mầm non của một số loại cây, mọc từ dưới bùn, dưới nước lên.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Vợ bé
- Vợ lẽ, vợ thứ (phương ngữ). Làm vợ lẽ, vợ thứ cũng gọi là làm bé.
-
- Rau chành
- Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mâm gành cỗ gơ
- Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Nhất có râu, nhì bầu bụng
- Người già (có râu) và phụ nữ có thai (bầu bụng) phải được chăm sóc, đối xử đặc biệt.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Ưng
- Bằng lòng, đồng ý, thuận theo.
-
- Tôm bạc
- Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).