Mười hai cửa biển chàng ơi
Chàng ở trong ấy thiếp tôi ngoài này
Nhạn ơi trăm sự nhờ mày
Ngậm thư đưa tới lầu tây cho chàng
Gửi thư chẳng thấy thư sang
Hay là chàng có phượng hoàng thì thôi
Chàng đừng ba chốn bốn nơi
Được người trong ấy phụ tôi ngoài này
Tìm kiếm "mồng ba tháng ba"
-
-
Anh thời chẻ nứa đan sàng
-
Cô mơ cô mận cô đào
Cô mơ cô mận cô đào
Trong ba cô ấy ai nào kém ai
Cô mít thì chỉ nói dai
Còn như cô dứa sởn gai cũng kì
Bình boong lại giống hồng bì
Trong lòng những hạt có gì nữa đâu
Quý thay bậc nhất cô cau
Cúng người cúng Phật khấn cầu bình yên
Trước là hai chữ nhân duyên
Nghinh hôn sính lễ được nên vợ chồng
Trung thu mới thấy cô hồng
Cô cam, cô quýt ra lòng đua chơi
Lạ lùng anh mới tới nơi
Hỏi thăm cô nhãn là người ở đâu
Xuân xanh chừng mấy tuổi đầu
Mà xem ăn vận ra mầu gái tơ
Cô táo chính thực lẳng lơ
Ở cao có ý đợi chờ tình nhân … -
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Dị bản
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buônMồng năm, mười bốn, hăm ba
Cố đi buôn bán cũng là về không
-
Ba La, Vạn Tượng, Cù Mông
-
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Bạn nghe ai bào trơn chuốt mỏng bỏ mình bơ ngơ -
Một thương em nhỏ móng tay
Một thương em nhỏ móng tay
Hai thương em bậu khéo may yếm đào
Ba thương cám cảnh phù lao
Bốn thương em bậu miệng chào có duyên
Năm thương má lúm đồng tiền
Sáu thương em bậu như tiên chăng là
Bảy thương em có nguyệt hoa
Tám thương em có bậu làm qua phải lòng
Chín thương nước mắt ròng ròng
Mười thương em bậu phải lòng qua chăng
Mười một thương em hãy còn son
Mười hai thương vú dậy đã tròn như vung
Mười ba thương em đã có chồng
Bước qua mười bốn trong lòng thọ trai
Mười lăm sinh đặng con trai
Sang năm mười sáu đặng hai đời chồng
Mười bảy em còn ở không
Đến năm mười tám lấy chồng căn duyên
Mười chín lấy thợ đóng thuyền
Hai mươi lấy lính quan quyền thờ vua
Hai mốt lấy chàng câu cua
Hăm hai lên chùa mê mệt thầy tu
Hai ba lấy thợ đóng dù
Bước qua hăm bốn lấy phu đi đàng
Lỡ duyên em bậu ngỡ ngàng
Trở về em lấy dân làng cho xong. -
Con gái mười bảy mười ba
Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ khóc la đòi chồng
Mẹ đạp một cái nơi mông
“Không nằm mà ngủ, chồng chồng chi mi!”Dị bản
-
Phú Yên có đỉnh Cù Mông
-
Chơi cho phỉ dạ ước mong
-
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sangDị bản
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Bắc cầu anh chẳng đi cầu
Để tốn công thợ để sầu lòng emGần nhà mà chẳng sang chơi
Để anh hái ngọn mồng tơi bắc cầu
– Bắc cầu em chẳng sang đâu
Chàng về mua chỉ bắc cầu em sang
Chỉ xanh chỉ tím chỉ vàng
Đủ ba thứ chỉ em sang được cầu
-
Em đi qua cầu qua trăm cái nhịp
Em đi qua cầu qua trăm cái nhịp
Em đi không kịp kêu bớ anh ơi
Nghĩa tào khang sao anh đành vội dứt
Đêm em nằm ấm ức ngày lụy ứa tuôn rơi
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời
Xa nhau bởi tại ông trời biểu xaDị bản
Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi
Nhón chân lên kêu: “Bớ hỡi trời
Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình!”Cầu cao ba mươi sáu nhịp,
Em theo không kịp, nhắn lại cùng chàng
Cái nợ tào khang, sao chàng vội dứt?
Ðê nằm thao thức, tưởng đó với đây.
Biết khi nao cho phượng gặp bầy
Cho le gặp nhạn
Ruột đau từng đoạn
Gan thắt chín từng
Anh với em như chanh với khế, như quế với gừng,
Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi…
-
Một duyên hai nợ ba tình
-
Tai nghe gà lạ gáy hay
-
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Ngả nghiên ngả bút thử lòng nhau chơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Đấy có người ngãi đấy rời đây ra
Một ngày thì cũng một xa
Như chim nhớ tổ như ta nhớ mình
Dù rằng bác mẹ chẳng xin
Ta thử đứng lại xem mình lấy ai
Đêm năm canh mong cho chóng sáng chàng ơi
Hỡi người quân tử lấy người ở đâu? -
Xưa kia ai gảy đàn cầm
Xưa kia ai gảy đàn cầm
Cuộc cờ ai đánh dưới trần gian nguy
Ai mà tài đặt thơ ri
Ai mà uống rượu chín mươi bì không say?
Mong anh nói lại em hay
Em lui về lấy nhẫn đeo tay cho liền
– Xưa ông Bá Nha gảy đàn cầm
Cuộc cờ Đế Thích đánh dưới trần gian nguy
Tài Lý Bạch hay đặt thơ ri
Lưu Linh uống rượu chín mươi bì không say
Chàng đà nói đúng, thiếp tính răng đây thiếp hè -
Em có chồng rồi, anh sợ lỗi đạo bề trên
Em có chồng rồi, anh sợ lỗi đạo bề trên
Em vào phòng trong an giấc, anh nằm một bên canh chừng
Anh bước ra ba bước lại dừng
Quế đây không ngậm, ngậm gừng chi cay?
Em có chồng sao em chẳng cho hay
Để anh mòn mỏi đêm ngày đợi mong -
Cốc, cốc, cốc
Cốc, cốc, cốc
Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Vì mày phản nước
Ta bẻ mất ngà
Mày bỏ ông bà
Bỏ bầy bỏ bạn
Bỏ cày ruộng cạn
Bỏ cày ruộng sâu
Tham của tham giàu … -
Buổi mai ngủ dậy
Buổi mai ngủ dậy
Ra tắm bể Đông
Đạp cây xương rồng
Kéo lên chín khúc
Gặp mệ bán cá úc
Đổ máu đầu cầu
Gặp mệ bán dầu
Dầu trơn lầy lẫy
Gặp mệ bán giấy
Giấy mỏng tanh tanh
Gặp mệ bán chanh
Chanh chua như dấm
Gặp mệ bán nấm
Nấm lại một tai
Gặp mệ bán khoai
Khoai lọi một cổ … -
Cơm chung bát canh chung nồi
Cơm chung bát canh chung nồi
Ước gì ta được cùng ngồi một mâm
Ước gì trải chiếu ra nằm
Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay
Chú thích
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Đậu nành
- Một giống đậu rất phổ biến ở nước ta và trên cả thế giới. Hạt đậu nành được sử dụng rất đa dạng, bao gồm dùng trực tiếp (rang, luộc, nấu canh, nấu chè...) hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa...
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
-
- Đơm
- Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Hồng bì
- Cũng gọi là quất bì, quất hồng bì hoặc hoàng bì, một loại cây được trồng nhiều ở miền Bắc. Quả hồng bì khi chín có vị chua, mùi thơm, có thể để ăn tươi, làm mứt, cất rượu hoặc làm thuốc.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nghinh hôn
- Cũng nói là nghênh hôn, nghĩa là đón dâu. Đây là một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
-
- Sính lễ
- Lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- 3 ngày này thường bị xem là ngày xấu, nhưng có thuyết cho rằng đó là ba ngày tốt nhất trong cả tháng. Vì vậy cho nên ngày xưa vua chúa thường chọn 3 ngày này để đi du ngoạn. Nhưng vì vua chúa đi đâu cũng có binh lính dẹp đường, dân chúng thì không được phép nhìn mặt vua chúa, phải cúi rạp hai bên vệ đường, chờ cho xa giá đi qua mới được đứng dậy. Cho nên muốn được việc, đành phải tìm đường khác đi cho nhanh, đỡ mất thì giờ, nhiều khi phải bỏ việc quay trở về. Dần dần, trở thành phong tục trong dân gian là tránh 3 ngày này và gọi 3 ngày này là ngày Nguyệt kỵ, tức là ngày kiêng kỵ xuất hành của từng tháng.
-
- Ba La
- Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
-
- Vạn Tượng
- Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
-
- Chánh Lộ
- Tên một phường thuộc thành phố Quảng Ngãi hiện nay. Trước đây địa danh này là xã Cù Mông, đời Gia Long thuộc tổng Trung, sau thuộc về tổng Nghĩa Điền huyện Chương Nghĩa, có 815 mẫu ruộng đất. Đời Minh Mạng, Cù Mông đổi là Chánh Mông. Đến năm 1896, đường xuyên Việt chạy ngang qua xã, nên xã Chánh Mông đổi tên là xã Chánh Lộ.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Chết chủ
- Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Cù Mông
- Một con đèo rất hiểm trở nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Đường đèo rất dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa hai tỉnh.
-
- Tháp Nhạn
- Tên dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông, một tòa tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 11-12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, hiện đã được trùng tu lại.
-
- Sông Ba
- Tên phần thượng lưu của sông Đà Rằng, con sông bắt nguồn từ dãy Ngọc Rô của tỉnh Kon Tum, chảy qua ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, vựa lúa lớn nhất miền Trung với diện tích hơn 20.000 ha.
-
- Tuy Hòa
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Tại đây có nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.
-
- Phường Lụa
- Địa danh trước thuộc thôn Ngân Sơn, xã An Thạch, nay thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phường Lụa nổi tiếng bánh tráng và sắn.
-
- La Hai
- Một địa danh nay là thị trấn trung tâm huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 45 km. Thị trấn La Hai nằm bên bờ sông Cái, cảnh vật rất nên thơ, lãng mạn.
Nghe bài hát La Hai tháng Tư.
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Huỳnh
- Đom đóm.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thốt
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thốt, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đế Thích
- Một nhân vật thần thoại, được lập đền thờ ở một số nơi. Tương truyền Đế Thích đánh cờ tướng rất giỏi, có khi chấp đối phương cả đôi xe mà vẫn thắng.
-
- Lý Bạch
- (701- 762) Nhà thơ lớn trong lịch sử Trung Quốc, được hậu bối sùng bái tôn làm Thi Tiên. Ông thích ngao du sơn thủy và làm thơ rất nhiều, tương truyền tới hơn 20.000 bài, nhưng làm cho vui rồi vứt, thơ ông được truyền tụng đến nay phần lớn nhờ dân gian ghi chép lại. Lý Bạch còn nổi tiếng mê rượu, chuyện kể lúc ông cáo quan về quê, vua Đường Minh Hoàng ban tặng rất nhiều vàng bạc nhưng ông từ chối cả, sau được vua cho quyền uống rượu tại bất kì quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ được thanh toán vào ngân khố.
-
- Lưu Linh
- Tự là Bá Luân, người đất Bái, đời Tấn (Trung Quốc) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (bảy người hiền trong rừng trúc). Ông dung mạo xấu xí, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu và uống không biết say. Ta hay gọi những người nghiện rượu là "đệ tử của Lưu Linh" là vì vậy.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hè
- Nhỉ (phương ngữ Trung Bộ). Như lạ hè (lạ nhỉ), hay hè (hay nhỉ)...
-
- Mệ
- Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cá úc
- Một loài cá da trơn, chủ yếu sống ngoài biển, một số sống trong môi trường nước lợ hay ngọt, thường thấy ở khu vực ôn đới ấm và nhiệt đới. Cá úc được chế biến thành nhiều món đặc sản Nam Bộ.
-
- Lọi
- Gãy lìa (phương ngữ).
-
- Cổ
- Củ (phương ngữ Trung Bộ).