Tìm kiếm "máu chiến"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mất ba mẫu ruộng trước cửa không bằng mất nửa con buồi
-
Nàng đành, phụ mẫu không đành
-
Đèn tọa đăng mà em thắp ở bàn thờ
-
Ra đi phụ mẫu đứng trông
-
Tôi ở hòn Khoai đi về hòn Đá Bạc
-
Hột châu nhỏ xuống kẹt rào
Hột châu nhỏ xuống kẹt rào
Thò tay em lượm, phụ mẫu chào em buông -
Phụ mẫu quýnh tui quằn quại, treo tại nhành dương
-
Dẫu cho phụ mẫu rầy la
Dẫu cho phụ mẫu rầy la
Đôi ta thủng thẳng dắt ra lạy chào -
Mặc tình ai dễ ép ai
-
Ấy ai vô phúc trên đời
-
Xấu máu đòi ăn của độc
-
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
-
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhauDị bản
Mẫu đơn nở cạnh bờ ao
Đôi ta trinh tiết đợi nhau suốt đời
-
Ngó lên nhang tắt, đèn mờ
-
Trai tay không chẳng phải nhờ vợ
Trai tay không chẳng phải nhờ vợ
Gái trăm mẫu ruộng vẫn phải nhờ chồngDị bản
Trai tay không chẳng thèm nhờ vợ
Gái ruộng đợ phải ăn mày chồng
-
Làm sao hiệp mặt đôi ta
-
Đỏ như vông đông như tiết
Dị bản
Đỏ như hoa vông
Đông như miếng tiết
-
Anh thương em thủng thẳng em ừ
-
Khác máu tanh lòng
Chú thích
-
- Màu
- Hoa màu, những giống cây trồng làm lương thực (trừ lúa).
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Buồi
- Dương vật.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hòn Khoai
- Một hòn đảo nằm trong cụm đảo cùng tên, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tên gọi này được giải thích theo hai cách: trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai. Đây là một hòn đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã. Hiện nay cụm đảo Hòn Khoai là một điểm đến du lịch có tiếng của tỉnh Cà Mau.
-
- Hòn Đá Bạc
- Tên một cụm gồm hai hòn đảo thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là một cụm đảo đá nhỏ nhưng có phong cảnh rất đẹp, là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng ở Cà Mau.
-
- Hòn Nhum
- Tên một cụm đảo nay thuộc ấp Hòn Ngang, xã Sơn Hải, Kiên Lương, gồm các đảo Nhum Ông, Nhum Bà, Nhum Tròn, Nhum Mốt, Nhum Giếng... Gọi tên các đảo này là hòn Nhum vì xưa kia trên các hòn này có rất nhiều cây nhum. Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Cây thiết tung tục gọi là cây nhum (ngoài Bắc gọi mỳ), giống như cây dừa mà có nhiều gai, thớ gỗ màu đen mà cứng bền, dùng làm cột nhà, sàn nhà, xẻ ra làm tấm khắc liễn đối rất tốt, lại dùng làm đồn lũy vì có gai nhọn và cứng.” Các đảo Hòn Nhum cùng với những đảo lân cận như Hòn Heo, Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước, Hòn Đụn, Hòn Dừa... được xem là "Hạ Long của miền Nam."
-
- Tiều phu
- Người hái củi (chữ Hán tiều có nghĩa là củi).
-
- Quánh
- Đánh (phương ngữ Trung và Nam Bộ, cũng như quýnh).
-
- Dương
- Còn gọi là cây phi lao (từ gốc tiếng Pháp filao), một loại cây mọc nhiều dọc theo các bờ biển nước ta. Phi lao có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, giữ cho các làng ven biển khỏi bị sa mạc hoá.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hang Mai
- Có ý kiến cho rằng đây là tên của cái hang nằm trên núi Hòn Chông, trong có ngôi chùa Hải Sơn Tự, tục gọi là chùa Hang. Tuy nhiên, trong cuốn phóng sự Đồng Quê, giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943, tác giả Phi Vân lại viết: Mai [nghĩa là] khỉ... Hang Mai tức là hang của loài khỉ. Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa.
-
- Đặng Mậu Lân
- Tục gọi là cậu Trời, em ruột Tuyên phi Đặng Thị Huệ, là Quận mã (con rể) của chúa Trịnh Sâm. Ông này khét tiếng là người càn rỡ và dâm dật. Tục truyền, ông cậy thế chị, thường ra đường bắt phụ nữ, rồi quây màn hiếp tại chỗ. Tang thương ngẫu lục chép: Về sau, Tuyên Phi và Cung Quốc công (Trịnh Cán) bị phế. Đặng Lân bị bắt bỏ ngục rồi nhịn ăn mà chết.
-
- Xấu máu đòi ăn của độc
- Xấu máu chỉ đàn bà con gái ốm yếu, kinh nguyệt không đều. Người xấu máu mà ăn của độc, thì bệnh sẽ nặng thêm, người càng ốm yếu. Nghĩa bóng câu này muốn nói người ở địa vị thấp mà đòi danh vọng cao, người bất tài mà đòi làm việc lớn.
-
- Mẫu thân
- Mẹ (từ Hán Việt).
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Thủng thẳng
- Thong thả (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khác máu tanh lòng
- Không phải ruột thịt dễ đối xử tệ với nhau.