Còn duyên đóng cửa kén chồng
Hết duyên bán quán ngồi trông bộ hành.
Tìm kiếm "quần hồng"
-
-
Ai về đường ấy mấy đò
-
Phải duyên phải kiếp thì theo
Phải duyên phải kiếp thì theo
Thân em có quản khó nghèo làm chi -
Cách sông cách nước thì thương
-
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo bạc quấn cũng dơ dáng đời -
Phải duyên em nhất định theo
-
Chiếc tàu Tây đậu ngay cửa Giã
Dị bản
-
Tam niên học vấn bất khuy viên
-
Tiện đây ăn một miếng trầu
-
Em có chồng rồi như lúa đổ vào kho
Em có chồng rồi như lúa đổ vào kho
Quân canh lính gác, anh chớ có lần dò tới chi
Anh về bỏ thói ấy đi
Chồng em biết đặng, anh đi ở tù
– Qua cũng biết em như lúa đổ vào kho
Nhưng anh giả đò ăn trộm lần mò xúc chơi
Họa may có được vài hạt cũng sướng cái đời
Chồng em có bắt được, anh ở chơi năm tù
Cho tờ cải giá tha phu
Miệng thế gian đàm tiếu, họ cũng nói vợ thằng tù thuở xưa -
Mẹ già ở tấm lều tranh
Mẹ già ở tấm lều tranh
Đói no chẳng quản, rách lành chẳng hay
Ra đi công vụ nặng nề
Nửa lo thê tử nửa sầu từ thân
Bởi vậy cho nên con vợ tui nó mới biểu tui rằng:
Ới anh ơi, anh ở đây làm chi cho vua quan sưu thuế nặng nề
Đứa lên một, đứa lên hai, đứa lên năm, đứa lên bảy
Tao biểu mày quảy, mày không quảy
Để phần tao quảy, quảy, quảy, quảy về cái đất Phú Ơn
Nặng nề gánh vác giang sơn
Đầu con đầu vợ cái đất Phú Ơn ta lặng về
Kìa hỡi kia đỉnh núi tứ bề,
Nhành mai chớm nở ta về xứ ta
Biết bao về tới quê nhà…
Hết hòn Vay, ta qua hòn Trả
Hết hòn Trả, lại sang hòn Hành
Tấc dạ bao đành dắt con cùng vợ,
Biết no nào trả xong nợ bên dương trần
Nợ lần lần, tay bồng tay dắt
Tay đặt chân trèo, ta về xứ ta
Biết bao là về tới quê nhà…Dị bản
Hết Hòn Vay đến Hòn Trả
Hết Hòn Trả, lại đến Hòn Hành
Tấc dạ cam đành,
Dắt con cùng vợ.
Biết bao giờ trả nợ dương trần?
Nợ dương trần, tay lần tay vác,
Tay vịn, chân trèo,
Ta về xứ ta!
Biết bao giờ trở lại quê nhà?Tao biểu mày quảy, mày không chịu quảy
Mày để tao quảy về cái đất Phú Ơn!Đầu con, đầu vợ
Đứa lớn, đứa bé, đứa bế, đứa nằm
Đứa lên một, đứa lên ba, đứa lên năm, đứa lên bảy
Tao biểu mày quảy, mày không quảy
Mày để tao quảy về cái đất Phú Ơn
Nặng nề gánh vác giang sơn
Đầu con, đầu vợ, cái đất Phú Ơn ta lại về
Nhìn trông đỉnh núi tứ bề
Cành mai chớm nở, ta về xứ ta!
-
Lửa gần rơm không cháy cũng trèm
-
Người khôn thì lại chóng già
Người khôn thì lại chóng già
Người dại luẩn quẩn vào ra tối ngày -
Gái bay như con ma ranh
Gái bay như con ma ranh
Ăn rồi nói quẩn nói quanh trong nhà -
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Sao anh áo lụa quần tơ ngày ngày
Mẹ anh bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ cao
Mẹ anh như tép lao xao
Sao anh lấp lánh như sao trên trời
Mẹ anh quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa -
Em nguyền cùng anh một miếng tóc mai
-
Làm người phải biết cương thường
-
Thần tiên lúc túng cũng liều
-
Buộc lưng con ốc mà treo
Buộc lưng con ốc mà treo
Ai làm con ốc quăn queo thế này
Đố ai uốn ốc cho ngay -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vừa bằng cổ tay đâm ngay vào lồn
Chú thích
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cự Đà
- Tên một làng cổ nay thuộc Cự Khê, xã cực bắc của huyện Thanh Oai, Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ. Khác với Đường Lâm là làng cổ điển hình của vùng trung du, làng cổ Cự Đà mang những đặc trưng của một làng ven sông. Hằng năm, cứ vào đúng ngày 14 tháng giêng âm lịch, người dân làng Cự Đà lại nô nức tổ chức lễ hội Đại kỳ phúc; còn lễ Đại đám tổ chức 5 năm một lần. Làng Cự Đà còn nổi tiếng với nghề làm tương truyền thống.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồng Miêu
- Tên một địa danh trước là thôn Bồng Miêu thuộc xã Tam Lãnh, nay là thị trấn Bồng Miêu, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực có nhiều mỏ vàng, dân gian hay gọi là mỏ Bồng Miêu hay mỏ Bông Miêu. Mỏ vàng này bao gồm các khu Hố Gần, Hố Ráy, Thác Trắng, Núi Kẽm. Mỏ đã từng được người Chăm phát hiện và khai thác từ hơn nghìn năm trước, rồi lần lượt người Trung Quốc, Việt và Pháp cũng đã đến đây khai thác khá thành công. Hiện nay mỏ vàng Bồng Miêu đang được Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu thuộc Tập đoàn Olympus Pacific Mineral Inc. Canada quản lý và khai thác.
-
- Thị Nại
- Còn có tên là Thi Nại hoặc cửa Giã, một cửa biển nằm ở Bình Định trước kia, nay đã bị phù sa bồi lấp thành đầm Thị Nại thuộc thành phố Quy Nhơn. Tại đây từng xảy ra nhiều trận thủy chiến khốc liệt: trận Giáp Thân (1284) giữa quân Thoát Hoan (Mông Cổ) và thủy quân Chiêm Thành, các trận Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793), Kỷ Tỵ (1799)... giữa quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn. Ngày nay Thị Nại là một danh thắng của tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Giã
- Tên một cái chợ nay thuộc thôn Xuân Phu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
-
- Đổng Trọng Thư
- Một nhà nho thời Tây Hán trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh năm 179, mất năm 117 trước Công nguyên. Xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, từ nhỏ ông đã khổ công học tập, nổi tiếng là "học ba năm không nhìn ra vườn" (Tam niên học vấn bất khuy viên).
-
- Lưu liên dạ hành
- Hay đi chơi đêm.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cải giá tha phu
- Lấy chồng khác vì chồng cũ đi lưu lạc không về.
-
- Đàm tiếu
- Bàn tán (đàm) và chê cười (tiếu).
-
- Thê tử
- Vợ con (từ Hán-Việt).
-
- Từ thân
- Cha mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Hòn Vay, hòn Trả
- Hai quả núi tại tỉnh Phú Yên. Nhà yêu nước Trần Cao Vân có một bài thơ vịnh về hai hòn núi này, như sau:
Ai nhủ hỏi đòi khéo lá lay
Ở qua Hòn Trả bởi vì Vay,
Tờ mây bóng rợp bà so chỉ,
Nợ nước ơn đền ông phủi tay
Ngày tháng rảnh chân muốn cụm bước,
Cỏ cây dâng lộc bốn mùa thay
Khách giang hồ những tha hồ mượn,
Lân Hải Vân rồi đó sẽ hay.
-
- Hòn Hành
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hòn Hành, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- No nào
- Chừng nào, phải chi (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đây là một bài hát của một người Hời được nhắc đến trong tác phẩm Tuồng cổ có còn hi vọng được trông thấy những ngày tốt đẹp nữa không? của nhà văn Vũ Bằng.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Trèm
- Cháy xém.
-
- Hèm
- Bã còn lại sau khi đã chưng cất rượu bia, màu trắng đục, mùi rất nồng, thường dùng cho lợn ăn. Người nghiện rượu thường được gọi là hũ hèm.
-
- Chùa Ông Thu Xà
- Một ngôi chùa tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông. Chùa có tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh, được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập. Cho đến nay, mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Ngũ đẳng
- Năm đẳng cấp phong cho quan chức thời phong kiến, theo thứ tự từ trên xuống thấp là công, hầu, bá, tử, nam. Trên ngũ đẳng là vương. Cách phân cấp này bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại.
-
- Hầu
- Mong (thực hiện được điều gì đó).
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.