Chàng nhìn thiếp, rưng rưng hột lụy
Thiếp nhìn chàng, lã chã hột châu
Mẹ cha hành hạ thân dâu
Anh đau lòng phải chịu, biết làm sao bây giờ
Tìm kiếm "già chín"
-
-
Mẹ chồng là mẹ chồng tôi
-
Phụ mẫu tình thâm
-
Bạn bè là nghĩa tương thân
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau
Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai -
Em tôi đói bụng lắm thay
Em tôi đói bụng lắm thay
Ai có cơm nguội cho vay một nồi -
Bà ơi cháu quý bà thay
Bà ơi cháu quý bà thay
Quý bà về nỗi bà hay cho quà -
Bông bần rụng trắng ngoài sân
-
Tre già, tre ngả bốn phương
Tre già, tre ngả bốn phương
Nằm đêm nghĩ lại mà thương tre già -
Giận chồng ai dễ giận lâu
-
Lấy chồng chửa được nửa niên
-
Nín đi con, mẹ cho con bú
-
Con ơi, con nín mẹ ru
-
Uổng tiền mua giống mía sâu
Uổng tiền mua giống mía sâu
Để dành đi cưới con dâu mà nhờ -
Mẹ nàng khác thể mẹ ta
-
Vợ chồng trong ấm ngoài êm
-
Chiều chiều ra đứng bờ sông
-
Con ho lòng mẹ tan tành
Con ho lòng mẹ tan tành
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi -
Hai tay bụm cát đắp mồ
-
Tới nơi đây lỡ chợ, lỡ đò
-
Chàng ơi chớ bực sầu tư
Chú thích
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Nõn
- Mịn, mượt, láng lẩy.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thờ vọng
- Thờ cúng (ông bà, cha mẹ...) khi sống xa nhà, xa quê.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Dập bã trầu
- Cách nói chỉ thời gian ngắn, đủ để nhai dập một miếng trầu.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Niên
- Năm (từ Hán Việt)
-
- Cơ đoạn
- Có thể hiểu là lúc khó khăn, đói kém.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Lính thú
- Lính đi đóng đồn, canh phòng ở các vùng biên giới.
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Biên khu
- Vùng đất lớn ở biên giới (từ Hán Việt).
-
- Khác thể
- Chẳng khác nào, giống như.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Bát đàn
- Bát nông lòng, làm bằng đất nung thô có tráng men, thời xưa thường dùng.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Trà mạn hảo
- Một loại trà xanh ướp nổi tiếng ở Bắc Bộ hồi thế kỉ 19, 20. Trà mạn là tiếng gọi chung các loại trà xanh (lục trà) ở miền ngược, nên còn gọi là trà mạn ngược (đặc biệt ở vùng Hà Giang-Lai Châu-Yên Bái). Trà thường được chọn những búp non, lá trà bánh tẻ rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi đóng bánh, phơi khô, trà được vào chum, trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ 3–4 năm cho trà phong hóa bớt chất cát hết mùi ngái, có độ xốp mới đem ra dùng.
Mạn Hảo cũng là một địa danh vùng Vân Nam, ngày xưa người ta lên miền ngược Hà Giang hay lên tận Mạn Hảo mua trà về đều gọi chung là trà mạn hay trà mạn hảo.
"... Vẫn còn quen cái thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ."
(Những chiếc ấm đất - Nguyễn Tuân)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bát Bồng.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).