Cao su đi dễ khó về
Dị bản
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con
Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon ton chạy về
Ba bà đi bán lợn xề
Bán đi chẳng được chạy về lon ton
Bồng em đi dạo vườn dưa
Dưa đà có trái chị chưa có chồng
Trầu này ai dạm em đây
Hay là bông vải mẹ thầy em cho?
– Trầu này thực của em têm
Trầu phú trầu quý trầu nên vợ chồng
Trầu này bọc khăn tơ hồng
Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây
Một mình đi dọc đi ngang
Có chồng, có vợ thẳng đàng mà đi
Cô kia đi chợ Hà Đông
Để anh kết ngãi vợ chồng cùng đi
Anh đi anh chẳng mua gì
Anh mua chỉ thắm đem về xe dây
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Bà lão đi bán rau khoai,
Đồng một chẳng bán, đồng hai gật gù
Hỡi người đi cái ô đen
Cái ô tám gọng là tiền em mua
Tiền em bán thóc ngày xưa
Giấu thầy giấu mẹ mua ô những ngày
Tình cờ bắt gặp chàng đây
Thì chàng trả lại ô này cho em!
Chàng trẩy đi, kể đã mấy đông
Cho loan đón gió, cho rồng chờ mưa
Tấm gan vàng dạ sắt thiếp ngẩn ngơ
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng
Nghĩa vợ chồng đồng tịch đồng sàng
Đồng sinh đồng tửcưu mang đồng lần
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân
Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên
Nữa mai bóng quế dãi thềm
Bóng trăng thấp thoáng ngọn đèn mờ xanh
Chàng trẩy đi, nước mắt thiếp tôi chạy quanh
Chân đi thất thểu lời anh dặn dò
Công anh đi sớm về trưa
Mòn đường chết cỏ vẫn chưa gặp tình
Khuyên anh đừng ở một mình
Cây tre có bụi huống chi mình lẻ loi
Người ta đi đôi về đôi
Thân anh đi lẻ về loi một mình.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
1. Theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn Phương Đình dư địa chí (1900) thì: tục truyền sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế. Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự.
2. Theo học giả Trương Vĩnh Ký: Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer: Kompong: bến, Kon Krabei: con trâu. (Le Cisbassac, tr. 192). Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà "người ta thường cho trâu, bò ra tắm."
Trước đây, nhắc đến vùng Đồng Nai - Bến Nghé nghĩa là nhắc đến cả vùng đất Nam Bộ.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
(Chạy Tây - Nguyễn Đình Chiểu)