Anh về anh bước đi mau
Anh đừng ngó lại kẻo đau thất tình
Bình chén chén lại xa bình
Đó xa đây đây xa đó mối chung tình xa nhau
Tìm kiếm "Đi lấy chồng"
-
-
Ba bà dung dẻ đi chơi
Ba bà dung dẻ đi chơi
Trẻ em lọm khọm lo người đấm lưng -
Bồng bồng cõng rồng đi chơi
-
Tai nghe mõ réo đi xâu
-
Ban ngày thì mải đi chơi
Ban ngày thì mải đi chơi,
Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay -
Vì chàng thiếp phải đi đêm
Vì chàng thiếp phải đi đêm
Đã tối như mực lại thêm mưa rào -
Ngồi buồn giả chước đi câu
-
Chàng vui cho thiếp đi về
Dị bản
Chàng ơi , cho thiếp làm quen
Kẻo thiếp lơ lửng như sen giữa hồ
-
Tôi ở hòn Khoai đi về hòn Đá Bạc
-
Nước ròng rồi nước đi xa
-
Sáng trăng vụt đuốc đi thầm
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cha mẹ cho anh đi học đờn cầm, đờn kỳ
-
Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân ở nhà
Làng tuần vừa thịt con gà
– Con ơi, bỏ gậy cho cha đi tuần!Dị bản
Cốc, cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân nằm nhà
Ngày mai làng làm thịt gà
– Con ơi đưa gậy cho cha đi tuần!Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha tôi bị ngã đau chân ở nhà
Nghe làng làm thịt con gà
– Con ơi vác gậy cho cha đi tuần!
-
Xứ độc địa người đi ít lại
Xứ độc địa người đi ít lại
Chốn hiểm nguy có vãng không lai
Anh đi phụ rẫy trúc mai
Bỏ em than vắn thở dài nhớ thương -
Có người rủ thiếp đi tu
-
Cẩm Phổ ở lổ đi làm
-
Em tiếc công anh đi lên đi xuống mòn đàng đứt nhợ
-
Ăn rồi cắp đít đi chơi
Ăn rồi cắp đít đi chơi
Hễ mó đến việc, mong trời đổ mưa -
Chú kia vác phảng đi đâu
Video
-
Chưa tối đã vội đi nằm
Chú thích
-
- Lích kích
- Lịch kịch. Phiền phức và mất nhiều công.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Lưng đưng
- Lửng lơ, nửa này nửa nọ (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Nừng
- Đồ đựng đan bằng cật tre, vuông vức, mỗi bề chừng hai gang tay, cao chừng ba gang tay, trên có nắp đậy cũng bằng tre đan. Dưới đáy nừng có hai thanh tre dầy, bắt chéo bốn góc để bảo vệ nừng khỏi bị mòn khi lôi tới, kéo lui hàng ngày. Nừng được sơn bóng bằng dầu rái chống ướt.
-
- Giả chước
- Đánh lạc hướng người khác bằng cách làm điều gì đó để khỏi bị chú ý hoặc nghi ngờ.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Hòn Khoai
- Một hòn đảo nằm trong cụm đảo cùng tên, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tên gọi này được giải thích theo hai cách: trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai. Đây là một hòn đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã. Hiện nay cụm đảo Hòn Khoai là một điểm đến du lịch có tiếng của tỉnh Cà Mau.
-
- Hòn Đá Bạc
- Tên một cụm gồm hai hòn đảo thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là một cụm đảo đá nhỏ nhưng có phong cảnh rất đẹp, là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng ở Cà Mau.
-
- Hòn Nhum
- Tên một cụm đảo nay thuộc ấp Hòn Ngang, xã Sơn Hải, Kiên Lương, gồm các đảo Nhum Ông, Nhum Bà, Nhum Tròn, Nhum Mốt, Nhum Giếng... Gọi tên các đảo này là hòn Nhum vì xưa kia trên các hòn này có rất nhiều cây nhum. Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Cây thiết tung tục gọi là cây nhum (ngoài Bắc gọi mỳ), giống như cây dừa mà có nhiều gai, thớ gỗ màu đen mà cứng bền, dùng làm cột nhà, sàn nhà, xẻ ra làm tấm khắc liễn đối rất tốt, lại dùng làm đồn lũy vì có gai nhọn và cứng.” Các đảo Hòn Nhum cùng với những đảo lân cận như Hòn Heo, Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước, Hòn Đụn, Hòn Dừa... được xem là "Hạ Long của miền Nam."
-
- Tiều phu
- Người hái củi (chữ Hán tiều có nghĩa là củi).
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Vụt
- Vứt (phương ngữ Trung Bộ, thường được phát âm thành dụt).
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Cẩm Phổ
- Một làng nay thuộc xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Dưới thời Pháp thuộc, đây là một vùng đất nghèo khó, dân số đông, đa phần là làm ruộng và làm thuê.
-
- Ở lổ
- Ở truồng (khẩu ngữ).
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Phảng
- Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...