Thế gian sinh tử sự thường
Sống mà sống đục chẳng bường thác trong
Tìm kiếm "thương hàn"
-
-
Nghe lời em kể thêm thương
Nghe lời em kể thêm thương
Mong cho tình lược nghĩa gương vẹn tròn -
Nỗi sầu nỗi nhớ nỗi thương
-
Ra về bụng nhớ người thương
Ra về bụng nhớ người thương,
Tay vỗ thanh giường chép miệng thở than -
Ra về lòng nhớ dạ thương
Ra về lòng nhớ dạ thương
Cho mình quên cả gió sương lạnh lùng. -
Gặp nhau thì hãy cứ thương
-
Bộ xuống thì bộ rất thương
Bộ xuống thì Bộ rất thương,
Về đến giữa đường thì Bộ đã quên -
Chẳng đi thì nhớ thì thương
Chẳng đi thì nhớ thì thương,
Đi ra dãi nắng dầm sương khó lòng -
Có mặt đây nói láo rằng thương
Có mặt đây nói láo rằng thương
Tôi về xứ sở, vấn vương nơi nào? -
Áo may từ thuở anh mới thương nàng
Áo may từ thuở anh mới thương nàng
Đến nay áo rách lại vá quàng thay vai -
Giục ngựa bươn cương lên đường thượng lộ
-
Biết nhau làm chi cho thiếp thương chàng nhớ
Biết nhau làm chi cho thiếp thương chàng nhớ
Hay như hồi xưa kia, thiếp chớ chàng đừng
Đặt mình xuống chiếu, chiếu chẳng dính lưng
Bưng bát cơm để xuống, cứ tưởng trông chừng ai theoDị bản
Biết nhau chi cho thiếp thương chàng nhớ
Hay chi hồi xưa thiếp nhớ, chàng đừng
Điệu chung tình thảm lắm chàng ôi,
Về nhà cơm dọn, còn ngồi khoanh tay
Không ăn thì cha đánh mẹ rầy
Ăn thì nước mắt nhỏ đầy bát cơm.
-
Không ai cho gáo nước cho đỡ thương
-
Mười quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng
-
Em ơi, thương làm chi cho uổng công trình
Em ơi, thương làm chi cho uổng công trình
Họ về xứ họ, bỏ mình bơ vơ -
Nước chảy ra, thương cha nhớ mẹ
Nước chảy ra, thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào, thương kẻ mồ côiVideo
-
Qua với bậu, thương nhau dĩ lỡ
-
Tiếc thay con ngựa bạch mà thắt cái dây cương thường
Tiếc thay con ngựa bạch mà thắt cái dây cương thường
Tiếc thay con người thế ấy mà ôm lưng ông lão già -
Thân bằng tre, thường rúc rích cười
-
Em ơi, em có thương anh
Em ơi, em có thương anh
Em ra canh lính cho anh leo tường
Chú thích
-
- Bường
- Bằng (từ cổ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Tư lương
- Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
-
- Hồng đào
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồng đào, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bươn
- Chạy vội. Từ này có gốc từ từ Hán Việt bôn.
-
- Ngộ
- Gặp gỡ (từ Hán Việt).
-
- Lập lường
- Quyết tâm, rắp tâm.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Dĩ lỡ
- Đã lỡ, đã trót làm việc gì (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chung hiệp
- Sum họp (phương ngữ Nam Bộ).