Ai xui đất thấp trời cao
Trồng hoa hoa héo, trồng cây cây tàn
Tìm kiếm "tương cà"
-
-
Cô kia đi đường này với ta
Cô kia đi đàng này với ta
Trồng đậu, đậu tốt, trồng cà, cà sai
Cô kia đi đàng ấy với ai
Trồng bông, bông héo, trồng khoai, khoai hàDị bản
-
Làm nhà ở dựa bờ sông
Làm nhà ở dựa bờ sông
Sáng trông cá lội chiều trông chim gùDị bản
Làm nhà ở cạnh bờ sông,
Đêm nghe cá quẫy, ngày trông chim gù.
-
Ai ơi chớ phụ đèn chai
-
Cậu lính là cậu lính ơi
Cậu lính là cậu lính ơi
Tôi thương cậu lắm, nắng nôi thương hàn
Lính này có vua, có quan
Nào ai cắt lính cho chàng phải đi
Trời ơi sinh giặc mà chi
Nay trẩy kim thì, mai trẩy kim ngân
Lấy nhau chửa được ái ân
Chưa được kim chỉ, Tấn Tần như xưa
Trầu lộc em phong lá dừa
Chàng trẩy mười bốn, em đưa hôm rằm
Rủ nhau ra chợ Quỳnh Lâm
Vai đỗ gánh xuống, hỏi thăm tin chồng
Xót xa như muối bóp lòng
Nửa muốn theo chồng, nửa bận con thơ -
Ra về giữ bốn câu thơ
Ra về giữ bốn câu thơ
Câu thương câu nhớ câu chờ câu mong -
Cô kia áo trắng lòa lòa
Cô kia áo trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn già da dính tận xương
Lồn già da dính tận xương
Váy xanh mỏng mảnh lại thương cặc dài -
Nhà em quay mặt ra sông
-
Cây kèo là cây kèo cong
-
Dây tơ hồng ai khéo vấn vương
-
Cây khô nghe sấm nứt chồi
Cây khô nghe sấm nứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương
Cãi nhau là chuyện bình thường
Cãi xong tâm sự trên giường cả đêm -
Trời mưa cho ướt ruộng gò
Trời mưa cho ướt ruộng gò
Thấy em chăn bò anh để ý thương
Trời mưa ướt cọng rau mương
Bò em em giữ, anh thương cái giống gì?Dị bản
Thò tay anh ngắt cọng ngò
Thấy em còn nhỏ giữ bò, anh thương
Thò tay ngắt cọng rau mương
Bò em, em giữ anh thương nỗi gì?Trời mưa cá sặt lên gò
Thấy em chăn bò anh để ý anh thương
Trời mưa cá lóc qua mương
Bò em em giữ, anh thương nỗi gìThò tay ngắt ngọn rau ngô
Thấy em còn nhỏ, giữ trâu, anh buồn
Thò tay ngắt cánh chuồn chuồn
Trâu em em giữ, anh buồn làm chi?
-
Chàng ơi trẩy sớm hay trưa
-
Nỗi lòng biết tỏ cùng ai
-
Trời mưa trời gió đùng đùng
Trời mưa trời gió đùng đùng
Cha con ông Nùng đi gánh phân trâu
Gánh về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng càDị bản
-
Tuy rằng ăn đây ở đây
Tuy rằng ăn đây ở đây
Tậu vườn nơi khác, trồng cây đã thành -
Khó thay công việc nhà quê
Khó thay công việc nhà quê
Quanh năm khó nhọc dám hề khoan thai
Tháng chạp thì mắc trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư bắc mạ thuận hòa mọi nơi
Tháng năm gặt hái vừa rồi
Bước sang tháng sáu lúa trôi đầy đồng
Nhà nhà vợ vợ chồng chồng
Đi làm ngoài đồng sá kể sớm trưa
Tháng sáu tháng bảy khi vừa
Vun trồng giống lúa bỏ chừa cỏ tranh
Tháng tám lúa giỗ đã đành
Tháng mười cắt hái cho nhanh kịp người
Khó khăn làm mấy tháng trời
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông
Cắt rồi nộp thuế nhà công
Từ rày mới được yên lòng ấm no. -
Hỡi người đứng ở bên sông
-
Đêm qua rót đọi dầu đầy
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khoai hà
- Khoai bị bệnh đốm đen, khi luộc không mềm, vị đắng không ăn được, còn gọi là khoai rím.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Đèn chai
- Chai là mủ (nhựa) của cây chò, một loại cây lớn, mọc ở các vùng rừng núi. Ngày trước nhân dân ta dùng chai làm đèn để thắp sáng, gọi là đèn chai. Để làm đèn chai, người ta giã cục chai đã đông cứng thành bột, sàng dừng cho mịn, trộn thêm trấu, đổ xuống đất thành đốt rồi đốt cho khối chai này chảy dẻo ra, sau đó dùng đũa bếp và bàn lăn, xúc lên thành từng lọn hình trụ dài khoảng 2 tấc (20cm), lớn bằng cổ tay, lăn xong thả vào thay nước cho nguội và cứng đèn.
-
- Điện Cần Chánh
- Được xây dựng vào năm 1804, thuộc khu vực Tử Cấm Thành trong hoàng thành Huế, nơi các vua Nguyễn thiết triều, tiếp đón các sứ bộ và tổ chức yến tiệc. Năm 1947, điện bị phá hủy hoàn toàn trong chiến lược "Tiêu thổ kháng chiến" của Việt Minh. Hiện đang có kế hoạch phục nguyên ngôi điện này.
-
- Ngọ Môn
- Tên cổng chính phía nam (hướng ngọ theo địa lí phong thủy phương Đông) của Hoàng thành Huế, cổng lớn nhất trong bốn cổng chính. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng dưới triều Nguyễn.
-
- Thương hàn
- Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).
-
- Kim thì
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim thì, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kim ngân
- Vàng bạc (từ Hán Việt).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Quỳnh Lâm
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Rau mương
- Một loại cây rau, mọc ở những chỗ ẩm ven các ngòi nước, hồ nước, các bờ đê, gò ruộng, có rất nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dân ta thường hái ngọn (đọt) rau non để nấu canh. Theo y học cổ truyền, rau mương có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thũng, cầm máu, tiêu sưng.
-
- Giữ
- Chăn (bò, trâu...)
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Đây là hai câu 111-112 trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm.
-
- Vọng cách
- Một loại cây mọc hoang có lá mọc đối, hình tim, mặt trên láng, mặt dưới có ít lông. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc thành chùm. Quả tròn, cỡ đầu ngón tay, khi chín có màu đen. Lá có mùi thơm, thường dùng làm rau sống, nấu canh, cuốn thịt bò nướng…
-
- Xe nước
- Công cụ làm bằng tre, có hình chiếc bánh xe, dùng để lấy nước tưới cho đồng ruộng. Tương truyền kiểu xe nước ngày nay còn thông dụng ở các tỉnh miền Trung là loại xe nước ở Ai Cập vào thế kỉ trước do Nguyễn Trường Tộ vẽ lại mang về áp dụng từ nửa cuối thế kỉ 19.
-
- Ang
- Dụng cụ để đong, đo thóc lúa, bằng gỗ, khối vuông, có nơi đan ang bằng nan tre. Dụng cụ đo gạo của người Việt rất đa dạng, tùy vùng, tùy thời và theo từng thể tích mà người ta dùng các dụng cụ khác nhau như cái giạ, cái vuông, cái yến, cái đấu, cái thưng, cái cảo, cái bơ, cái ô, cái lương, cái lon sữa bò... để đo gạo. Một ang bằng 22 lon gạo.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Môi cắn chỉ
- Môi có quết trầu đóng thành ngấn thanh và dài như sợi chỉ.
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).