Tìm kiếm "hai chín"
-
-
Trời mưa trong Quảng mưa ra
-
Cùng nguyền một tấm lòng son
-
Trèo lên cây chót vót cây khô,
Trèo lên cây chót vót cây khô
Ngó về đồng ruộng thấy bốn cô chưa chồng
Cô Hai cấy lúa vừa xong
Cô Ba chưa chồng bản ngản bơ ngơ
Cô Tư tuổi hãy còn thơ
Cô Năm còn dại còn khờ
Tôi đây ở vậy mà chờ bốn cô
Vái trời cho có lúa bồ
Tôi qua cưới hết bốn cô đem về
Cô Hai lo tảo bán tần
Cô Ba xách nước, dưỡng thân mẹ già
Cô Tư xách chổi chăn gà, chăn heo
Cô Năm gá nghĩa tình chung với mình
Năm thê bảy thiếp chúng mình đông vui -
Gái mà chân bước lỉa ra
-
Ba chục mà nhốt một lồng
-
Chẩm chầm châm bốn dầm bơi cạn
-
Số khó làm chẳng nên giàu
Số khó làm chẳng nên giàu,
Bắt ốc nước lớn hái rau lở bờ -
Thương anh chẳng biết để đâu
Thương anh chẳng biết để đâu,
Để vào khúc gỗ hai đầu sơn son -
Bao giờ Nhân Lý có đình
-
Nói ra thành chuyện trớ trinh
-
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Con gái chơi với con trai
Con gái chơi với con trai,
Rồi sau cái vú bằng hai trái dừa. -
Thầy mẹ gả em cho anh
Thầy mẹ gả em cho anh
Không đòi bạc cũng chẳng đòi vàng
Đòi con cua tám gọng hai càng cân nhau! -
Nhọc nhằn chẳng muốn ăn khoai
-
Mong sao anh biến ra tằm
-
Chi chi vít vít
-
Làm thì so chẳng bằng ai
Làm thì so chẳng bằng ai
Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong nhàDị bản
Làm thì chẳng muốn bằng ai
Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong làng
-
Buồn chiều buồn cả sáng mai
Buồn chiều, buồn cả sáng mai
Một ngày đằng đẵng là hai cơn buồn -
Công anh làm rể chương đài
Công anh làm rể chương đài
Ăn hết mười một, mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Chẳng thì anh chết với cà đêm nay!Dị bản
Công anh làm rể có tài
Một mình ăn hết mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Kẻo mà anh chết theo cà nhà em
Chú thích
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Quảng Ngãi
- Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.
-
- Cù lao Bờ Bãi
- Tên dân gian là hòn Bé (đảo Bé), một hòn đảo thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Lòng son
- Lòng bền vững không lay chuyển (cũng thường có cách nói: lòng son sắt, lòng son dạ sắt).
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Xà lỉa
- (Chân đi) khập khiễng, thường do dị tật (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tương truyền đây là câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự ra đời của Kỳ Đồng. Các địa danh trong bài đều ở Thái Bình, quê của Kỳ Đồng.
-
- Trớ trinh
- Trớ trêu (phương ngữ Phú Yên - Khánh Hòa).
-
- Sở định
- Định đoạt, quyết định lấy.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Nồi bộng
- Nồi đất cỡ to, miệng rộng (phương ngữ).
-
- Lưa
- Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Rết
- Một loài động vật thân đốt, mình dài, có rất nhiều chân. Rết có nọc độc, có thể làm chết người.
-
- Cói
- Cũng gọi là coi cói, một loài chim bề ngoài giống cò nhưng nhỏ hơn. Thịt cói được chế biến thành nhiều món ăn dân dã.
-
- Mạ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chương đài
- Chương Đài nguyên là tên một tòa cung điện do nhà Tần dựng lên ở huyện Tràng An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Sau này chương đài dùng làm tên chung, chỉ nơi lầu (đài) cao, sang trọng.
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.