Tìm kiếm "chợ Tết"

Chú thích

  1. Cót
    Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.

    Đan cót

    Đan cót

  2. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  3. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  4. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Kẻ Nủa
    Một địa danh thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. Thời Pháp thuộc, Kẻ Nủa thuộc tổng Thạch Xá. Hiện nay, Kẻ Nủa gồm 5 xã: Chàng Sơn, Thạch Xá, Hữu Bằng, Bình Phú và Phùng Xá.
    Đây là vùng có nhiều đình, đền, chùa, quán... Tất cả có 12 chùa, 15 đình, đền, quán, miếu. Trong đó có những công trình rất có giá trị về văn hóa và nghệ thuật, như: Chùa Tây Phương ở Thạch Xá, đình Hữu Bằng, đình làng Gia, đền thờ và lăng mộ Phùng Khắc Khoan ở Phùng Xá... Kẻ Nủa còn là cái nôi của 3 phường rối nước có từ lâu đời, nay vẫn còn hoạt động: Rối nước làng Gia, rối nước làng Yên và rối nước làng Chàng.
  6. Cổ Nhuế
    Tên Nôm là kẻ Noi, một làng thuộc Thăng Long xưa, nay là xã thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng Cổ Nhuế ngày xưa có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi, đồng thời có nghề may từ đầu thế kỉ 20. Làng cũng có nghề hót phân rất độc đáo, tới mức trong đền thờ Thành Hoàng, người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay (những công cụ hót phân).

    Đọc thêm "Nghề hót phân trên đời là nhất!".

    Người lấy phân

    Người lấy phân

  7. Ý nói người kẻ Nủa và kẻ Noi lanh lẹ, giỏi bắt chước nghề nghiệp.
  8. Đông Hồ
    Tên một cái đầm thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, ăn thông với cửa biển Trần Hầu, có diện tích tự nhiên khoảng 1.384ha. Đầm có nguồn thủy hải sản đa dạng, đồng thời có giá trị lớn về sinh thái.

    Đầm Đông Hồ nhìn từ núi Tô Châu

    Đầm Đông Hồ nhìn từ núi Tô Châu

  9. Dứa
    Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  10. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  11. Thợ nề
    Thợ hồ, thợ xây.
  12. Hồi hương
    Về quê (từ Hán Việt).
  13. Bi ai
    Buồn bã, sầu thảm (từ Hán Việt).
  14. Le le
    Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.

    Con le le

    Con le le

  15. Đành đoạn
    Dứt tình, dứt dạ, chẳng còn thương tiếc (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
  16. Nống
    Cái nong (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  17. Tú tài
    Trong thời kì phong kiến, tú tài là danh hiệu dành cho người thi hương đỗ dưới hàng cử nhân. Người đỗ tú tài thường được gọi là ông Tú, cậu Tú. Vợ họ thì được gọi là cô Tú hoặc bà Tú.
  18. Bình dân học vụ
    Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang

    Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.

    Bình dân học vụ

    Bình dân học vụ

  19. Đội
    Một chức vụ trong quân đội thời thực dân Pháp, tương đương với tiểu đội trưởng hiện nay (Đội Cung, Đội Cấn...).
  20. Cai
    Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.

    Lính lệ

    Lính lệ