Yêu nhau chẳng lấy được nhau,
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già
Bao giờ sum họp một nhà
Con lợn lại béo, cau già lại non.
Tìm kiếm "cầu trời"
-
-
Ai làm cá bóng đi tu
Ai làm cá bóng đi tu,
Ai làm nước mắt cá thu buồn rầu.
Phải chi ngoài biển có cầu,
Em ra em vớt đoạn sầu cho anh.Dị bản
Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó sầu,
Phải chi ngoài biển có cầu,
Anh ra đến đó giải sầu cho vui.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó rầu,
Cành đào lá liễu phất phơ,
Lấy ai thì lấy, đợi chờ uổng công.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó rầu,
Phải chi anh có phép màu,
Hóa ra con cá trắng lội hầu bên em.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc
Cá lóc nó rầu,
Lụy rơi hột hột, cơ cầu lắm em
-
Già thì bế cháu ẵm con
-
Cô dâu chú rể
Cô dâu chú rể
Đội rế lên đầu
Đi qua đầu cầu
Đánh rơi nải chuối
Cô dâu chết đuối
Chú rể khóc nhè
Tè tè tè tè
Cô dâu vào bếp
Ăn vụng cơm nếp
Chú rể vào bếp
Đánh chết cô dâu!Dị bản
Cô dâu chú rể
Làm bể bình bông
Đổ thừa con nít
Bị ăn đòn téc đít
-
Cau phơi tái
-
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Công anh dan díu với nàng đã lâu.
Bây giờ nàng lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau ngàn vàng.
Trăm cau để thết họ hàng,
Ngàn vàng anh đốt giải oan lời thề.Dị bản
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu.
Bây giờ cô lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau, nghìn vàng.
Năm trăm anh đốt cho nàng,
Còn năm trăm nữa giải oan lời thề.
Xưa kia nói nói, thề thề,
Bây giờ bẻ khóa, trao chìa cho ai?
Bây giờ nàng đã nghe ai?
Gặp anh ghé nón, chạm vai chẳng chào?
-
Cốc cốc keng keng
Cốc cốc, keng keng
Bà Rèn đi chợ
Bà Rớ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có gạc
Thợ giác có bầu
Hàng trầu hàng cau là hàng chồm hổmDị bản
Cốc cốc, keng keng
Mụ rèn đi chợ
Mụ vợ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt về nuôi
Con ruồi có cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có gạc
Thợ giác có bầu
Hàng trầu hàng cau là hàng chồm hổmMụ sên đi chợ
Mụ rổ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có sừng
Bánh chưng thì ngọt
Roi mót thì đau
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng ông Bổn.
-
Đàn ông nông nổi giếng khơi
-
Cau già khéo bổ thì non
-
Cưới em chín quả cau vàng
-
Sáng ngày tôi đi hái dâu
-
Ước gì anh hóa ra hoa
Ước gì anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn cùng giường.
Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.Dị bản
Ước gì anh hóa ra hoa
Ðể em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hóa ra chăn
Ðể cho em đắp em lăn cùng giường
Ước gì anh hóa ra gương
Ðể cho em cứ vấn vương soi mình
-
Ðêm qua em nằm nhà ngoài
Ðêm qua em nằm nhà ngoài
Em têm mười một mười hai miếng trầu
Chờ chàng chẳng thấy chàng đâu
Ðể cau long hạt, để trầu long vôi
Trầu long vôi ắt đà trầu nhạt
Cau long hạt ắt đã cau già
Mình không lấy ta ắt đà mình thiệt
Ta không lấy mình, ta biết lấy ai?
Răng đen cũng có khi phai
Má hồng khi nhạt, tóc dài khi thưa,
Tình đây tính đấy cũng vừa
Chàng còn kén chọn lọc lừa ai hơn? -
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau khô ăn với trầu vàng xứng chăng?
– Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vờiDị bản
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn lẫn trầu vàng xứng chăng?
– Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
-
Ăn trầu thì bỏ quên vôi
-
Cau non khéo bửa cũng dày
-
Bước qua vườn ớt hái trầu
-
Em thương anh trầu hết lá lương
-
Anh ngồi đầm Ô ngó vô cửa Mỹ
-
Anh có thương em thì đừng có luân con mắt
Anh có thương em thì đừng có luân con mắt,
Đừng có quẹt ngón tay,
Người ta đông như hội, ngó ngay mà nhìn.
Thuốc của anh anh hút,
Trầu của anh anh đừng mời.
Miệng thế gian họ đồn lắm anh ơi,
Giả lơ làm lảng như hồi chưa quen!Dị bản
Anh thương em thì đừng có luân con mắt, đừng có bắt cái tay
Người ta đông như hội ngó ngay chớ đừng nhìn
Anh thương em để dạ làm tin
Miếng trầu miếng thuốc giữ gìn anh ăn
Trầu em, em để trong khăn
Thuốc anh, anh hút đừng quăng, đừng dồi
Miệng thế gian quá lắm anh ơi
Chồng em hay đặng, vậy thời em nói sao.
Chú thích
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Trong hát bài chòi, bài này dùng để báo con Sáu Hột hoặc Bảy Hột.
-
- Chim ra ràng
- Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
-
- Gà mái ghẹ
- Gà mái non, sắp đẻ.
-
- Đồng tiền Vạn Lịch
- Một loại tiền đúc thời Vạn Lịch nhà Minh. Vạn Lịch là niên hiệu duy nhất của vua Minh Thần Tông, trị vì Trung Quốc từ năm 1572 đến năm 1620.
-
- Thợ giác
- Người làm nghề giác hơi (một cách chữa bệnh bằng cách dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các huyệt vị trên cơ thể. Tác dụng của nhiệt và sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng xung huyết tại chỗ, có tác dụng chữa bệnh).
-
- Bầu
- Tức ống giác, là dụng cụ hình ống, bằng tre, trúc hay thủy tinh, sành sứ.
-
- Giếng khơi
- Giếng sâu.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Thạch bàn
- Phiến đá lớn, phẳng như cái mâm.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Cùng
- Khắp, che phủ hết.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Lừa
- Lựa chọn.
-
- Nhá
- Nhai (phương ngữ)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mãng cầu
- Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.
-
- Lá trầu lương
- Lá trầu nằm ở sát gốc, mọc ra từ thân chính của dây trầu. Lá trầu lương dày, xanh thẫm, chỉ dùng để làm thuốc, không dùng để ăn.
-
- Ô Loan
- Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Long Thủy
- Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn Than và Hòn Dứa.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Luân
- Chuyển động có chu kỳ; Xoay đảo, chuyển đổi (từ Hán Việt).
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."