Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại
Tìm kiếm "đi đêm"
-
-
Em về thì đi mau mau
Em về thì đi mau mau,
Em đừng ngó lại ruột đau chín từng!
Đi xa một chút ngó chừng,
Thấy em lệ nhỏ rưng rưng hai hàng. -
Áo vắt vai đi đâu hăm hở
– Áo vắt vai đi đâu hăm hở
Em có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu
– Áo vắt vai anh đi dạo ruộng
Anh có vợ rồi chẳng chuộng bậu đâuDị bản
Áo vắt vai đi đâu hớn hở
Em có chồng rồi chẳng chuộng anh đâuÁo vắt vai đi đâu hớn hở
Anh có vợ rồi, em thương lỡ thì thôi
-
Hôm qua anh đi chợ trời
Hôm qua anh đi chợ trời
Thấy ông Nguyệt Lão đang ngồi ở trên
Tay thì cầm bút cầm nghiên
Tay cầm tờ giấy đang biên rành rành
Biên ta rồi lại biên mình
Biên đây lấy đấy, biên mình lấy ta
Chẳng tin lên hỏi trăng già
Trăng già cũng bảo rằng ta lấy mình
Chẳng tin lên hỏi thiên đình
Thiên đình cũng bảo rằng mình lấy ta
Quyết liều một trận phong ba
Để cho thiên hạ người ta trông vào
Quyết liều một trận mưa rào
Để cho thiên hạ trông vào đôi ta -
Mồ cha con đĩ bên sông
Mồ cha con đĩ bên sông
Cơm trắng rượu nồng, phỉnh dỗ chồng tao! -
Tháng tám anh đi chơi xuân
-
Anh có muốn đi tu
-
Thương mình tôi đi xuống đi lên
Thương mình tôi đi xuống đi lên
Đi nát cả cổng mà không nên vợ chồng -
Hỡi anh mà đi ô thâm
-
Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm
Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm
-
Cầm cân mà đi mua vàng
-
Chê đây mà đi lấy đâu
Chê đây mà đi lấy đâu
Lấy được chồng giàu, ta cũng mừng cho
Hay là lấy phải lái đò
Lênh đênh mặt nước, ai lo cho mình -
Đò đầy không đi thì trưa,
-
Thằng cha con đĩ vô duyên
Thằng cha con đĩ vô duyên
Đi chợ quên tiền, đi tắm quên khăn -
Con chị nó đi, con dì nó lớn
Con chị nó đi
Con dì nó lớn -
Trắng da là đĩ anh ôi
Trắng da là đĩ anh ôi
Đen da thật vợ ở đời với anh -
Tối qua tôi đi ra gò
-
Gánh nặng mà đi đường vòng
Gánh nặng mà đi đường vòng
Tuy rằng không gánh nhưng lòng cũng thương -
Tháng sáu anh đi buôn bè
Tháng sáu anh đi buôn bè
Tháng bảy tháng tám trở về buôn ngô -
Đội nón rơm đi chựa nhà cháy
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Hát trống quân
- Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".
Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.
Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đụt
- Trú mưa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Chựa
- Chữa (cách phát âm của người Huế).